Lập chín đoàn công tác kiểm soát cúm gia cầm

13/02/2014 - 23:30

PNO - PN - “Không loại trừ cúm A/H7N9 đã vào Việt Nam” - là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát chiều 13/2, khi loại virus này đã xuất hiện ở tỉnh Quảng Tây - nơi tiếp giáp với bốn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ứng phó khẩn cấp

Chiều 13/2, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã tổ chức họp bàn biện pháp đối phó với nguy cơ dịch cúm gia cầm và virus cúm A/H7N9 lây lan vào Việt Nam. Ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết, virus cúm A/H7N9 có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với virus cúm A/H5N1. Nếu ở virus cúm A/H5N1, gia cầm phát bệnh rồi chết thì ở cúm A/H7N9, gia cầm không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào và không chết nên cách duy nhất phát hiện dịch bệnh là phải xét nghiệm mẫu vật. Theo thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trên thế giới đã có 373 ca nhiễm virus cúm A/H7N9, trong đó 66 trường hợp đã tử vong. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, tại Malaysia cũng đã xuất hiện chủng virus này.

Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã đưa ra bản “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người” do Bộ NN-PTNT dự thảo. Dự kiến, bản kế hoạch sẽ được phê duyệt ngay trong ngày 14/2 để áp dụng. Bản kế hoạch tập trung chính vào việc đối phó với virus cúm A/H7N9, theo đó, mọi hoạt động vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm sống chưa qua xử lý nhiệt từ Trung Quốc vào Việt Nam đều bị tạm dừng. Cơ quan chức năng phải phát hiện kịp thời các hộ giết mổ, thu gom nhằm hợp thức hóa gia cầm lậu tại khu vực vùng biên để đưa sâu vào nội địa.

Hiện, Bộ NN-PTNT đã cử chín đoàn công tác tới chín tỉnh biên giới để tăng cường kiểm soát dịch bệnh. Gia cầm tại các chợ, gia cầm sống ở khu vực này sẽ được lấy mẫu hai lần/tuần để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm virus cúm A/H7N9. Nếu phát hiện gia cầm dương tính với cúm A/H7N9, các địa phương sẽ phải dừng hoạt động chợ (nơi phát tán dịch) ít nhất bảy ngày để điều tra, xác minh nguồn gốc, đóng cửa trạm chăn nuôi ít nhất 21 ngày… Khi gia cầm nhiễm virus cúm A/H7N9 trên diện rộng, cơ quan thú y phải xây dựng, công bố bản đồ dịch tễ lưu hành virus cúm A/H7N9.

Lap chin doan cong tac kiem soat cum gia cam

Vớt gà chết trên kênh mương thủy lợi xã Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định

Thông tin cúm A/H5N1 trên website Cục Thú y quá chậm trễ

Sáng 13/2, tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định - một trong những địa phương nóng về tình trạng gia cầm chết hàng loạt, ông Lê Anh Tú (43 tuổi, ngụ thôn Giang Bắc) cho biết: Từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng Chạp, đàn gà 6.000 con của ông có những biểu hiện bất thường như tím mồng, đen đầu, sưng chân, xuất huyết chân rồi chết, “Chỉ trong vòng sáu ngày, 6.000 con gà loại 1,4kg - 1,6kg/con chết hàng loạt". Theo thông tin chưa đầy đủ, Phước Hiệp có hơn 10 hộ chăn nuôi bị thiệt hại vì gà bị dịch chết. Ông Trần Kỳ Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết: “Từ ngày 10-12/2, các xã khu Đông của huyện đã thu gom xác gia cầm chết trên địa bàn, trung bình mỗi xã 4.000 - 5.000 con, đem chôn lấp, tiêu hủy”.

Cùng ngày 13/2, tại tỉnh Kon Tum, TP. Kon Tum, huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy đã tiêu hủy tổng cộng 8.400 gia cầm tại các điểm xảy ra gia cầm chết hàng loạt. UBND tỉnh đã ra công văn cấm nhập gia cầm vào tỉnh.

Dù dịch cúm gia cầm liên tục xuất hiện lẻ tẻ từ những ngày đầu tháng Hai nhưng đến tận ngày 11/2, trên website www.cucthuy.gov.vn - kênh thông tin chính thức của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) vẫn khẳng định không có ổ dịch nào trên toàn quốc. Ngày 12/2, trang web này mới cập nhật tình hình cúm gia cầm tại Nam Định, trong khi dịch đã xảy ra từ ngày 7/2. Tương tự, chiều ngày 13/2, thông tin cập nhật của Cục Thú y mới chỉ có hai tỉnh có dịch là Quảng Ngãi và Nam Định.

Trả lời thắc mắc của PV Báo Phụ Nữ về sự chậm trễ này, ông Cao Đức Phát khẳng định, việc công bố dịch ở các địa phương phải được thông tin rộng rãi, đặc biệt trên kênh thông tin của Cục Thú Y. Bộ trưởng sẽ kiểm tra lại thông tin trên website của Cục và yêu cầu Cục Thú y cùng các đơn vị liên quan kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí để tuyên truyền tới người dân. Theo Bộ NN-PTNT, tính đến chiều 13/2, toàn quốc đã có sáu địa phương phát hiện dịch gồm Kon Tum, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Nam Định.

 Huyền Anh - Trung Việt - Dịu Dịu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI