Lão 'gàn' 12 năm tình nguyện ra chắn đường, xóa điểm đen tai nạn

12/03/2017 - 06:00

PNO - Thấy nhiều tai nạn liên tiếp xảy ra trên đoạn đường ngang dân sinh, nhất là các em học sinh, ông Chi quyết định đứng ra làm nhiệm vụ cảnh giới, đảm bảo an toàn cho người dân.

Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Trước những tai nạn liên tiếp xảy ra trên đường ngang dân sinh đoạn qua địa phận xóm 7 (xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), 12 năm trước, ngành đường sắt đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cảnh giới đường ngang dân sinh Km254 + 030 và giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên xã Quỳnh Tân đảm nhận.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Thê nhưng được 1 thời gian ngắn, công việc này đã bị trễ nải, chính quyền xã Quỳnh Tân giao lại nhiệm vụ “cảnh giới” này cho Hội Cựu chiến binh xã. Lúc này, ông Nguyễn Huy Chi (76 tuổi) và ông Nguyễn Văn Điểm (cùng trú xã Quỳnh Tân) phân công nhau đảm nhận công việc này.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Theo ông Chi, được một thời gian sau, người bạn gác kia cũng nghỉ luôn vì không có thù lao, phương tiện làm việc lại thiếu thốn. Từ đó đến nay, Cứ 5h sáng mỗi ngày, người thương binh Nguyễn Huy Chi vẫn đều đặn có mặt tại đường ngang và khi mờ tối ông lại trở về nhà sau chuyến tàu cuối cùng trong ngày đi qua cung đường này được an toàn.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Đường ngang không ba-ri-e, người gác cũng chẳng được trang bị phương tiện làm việc gì khác ngoài 2 lá cờ cùng chiếc còi nhựa cũ kỹ. Một vọng gác đơn sơ bằng 4 bức tường với một tấm gỗ cũ kỹ được ông Chi chuẩn bị làm nơi nghỉ ngơi, túc trực chờ tàu mỗi ngày.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Ngoài chiếc đồng hồ cũ của một người bạn cho để theo dõi thời gian các chuyến tàu đến, ông Chi còn luôn phải sử dụng đôi tai thính của mình để nhận biết. “Mỗi ngày có 6 chuyến tàu khách chạy theo giờ cố định nên cũng dễ căn giờ giấc. Còn tàu hàng thì nó chạy không cố định nên luôn phải thính tai lên cảnh giác thôi. Hễ nghe tiếng còi tàu từ xa, tôi phải nhanh chóng ra đứng ngay đầu đoạn giao cắt để báo hiệu cho các phương tiện dừng lại”, ông Chi vui vẻ cho biết.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Không có rào chắn, lại một mình đứng ra làm “gác chắn” bảo vệ nên cũng không ít lần người đàn ông gần 80 tuổi này gặp những phản ứng. Không ít lần giương cờ báo hiệu tàu sắp đến nhưng nhiều người vẫn cố tình vượt qua ngay trước mặt ông, bất chấp nguy hiểm buộc ông phải nặng lời chỉ trích. “Nhất là các em học sinh và đám thanh niên rất khó nói. Sau vài lần “giải nguy”, giờ thì ai nẫy cũng răm rắm nghe hiệu lệnh rôi”, ông Chi nói và cho biết suốt 12 năm qua, may mắn chưa một tai nạn hy hữu nào xảy ra từ khi ông đứng ra làm nhiệm vụ gác chắn.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến tàu, ông Chi cũng luôn tranh thủ mọi lúc vệ sinh, nhặt đá, sạn rơi vương vãi trên đoạn đường ngang.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Không ít lần vợ con bàn ông nghỉ để đảm bảo cho sức khỏe, dành chút thời gian cuối cho gia đình nhưng ông vẫn lắc đầu và thẳng thừng nói “chỉ khi nào chết thì thôi chứ còn đi được tôi vẫn quyết không bỏ nhiệm vụ này”.
Lao 'gan' 12 nam tinh nguyen ra chan duong, xoa diem den tai nan
Ông Nguyễn Thế Tùng, Cung trưởng Cung đường Quỳnh Văn (Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa) đánh giá cao hành động của ông Chi và cho biết ngoài số tiền lương ít ỏi 1 triệu đồng mỗi tháng do đoàn thanh niên đường sắt việt nam hỗ trợ, ông cũng không ít lần động viên và khích lệ để ông Chi tiếp tục công việc, đảm bảo an toàn cho người dân.

Khánh Trung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI