Làng trồng "bàn tay Phật" chạy đua vụ tết

09/01/2024 - 06:00

PNO - Làng Đắc Sở (xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội) là vựa trồng phật thủ lớn nhất miền Bắc hiện đang vào vụ chạy hàng nhất năm.

 

Người dân làng Đắc Sở đã gắn bó với cây Phật thủ nhiều năm. Do điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp đã hình thành nên ngôi làng nổi tiếng với trái bàn tay phật, cho giá trị kinh tế cao.
Người dân làng Đắc Sở đã gắn bó với cây phật thủ nhiều năm. Do điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp đã hình thành nên ngôi làng nổi tiếng với trái "bàn tay Phật" - loại cây mang lại thu nhập cho phần lớn hộ dân trong làng.
Chị Trần Thị Tuyên (Chủ hộ trồng Phật thủ tại Đắc Sở) cho biết: 'Thực chất quả Phật thủ không phải tự nhiên có tại đây. Nguồn gốc Phật thủ Đắc Sở là ở một vùng núi phía Bắc, có mặt và trồng ở đây khoảng 20 năm trước. Do hợp về các điều kiện tự nhiên nên Phật Thủ Đắc Sở phát triển tốt, dần dần hình thành nên làng nông nghiệp trồng loại cây này'.
Chị Trần Thị Tuyên (chủ hộ trồng phật thủ tại Đắc Sở) cho biết: "Thực chất cây phật thủ không phải tự nhiên có tại đây. Loại cây này trước trồng tập trung ở một vùng núi phía Bắc và được người dân đưa về Đắc Sở trồng cách đây khoảng 20 năm. Do hợp về các điều kiện tự nhiên nên phật thủ Đắc Sở phát triển tốt, dần dần hình thành nên làng chuyên canh loại cây này".
Vườn nhà chị Tuyên có khoảng hơn 1000 gốc Phật thủ, hiện đang vào mùa vụ Tết. Những ngày ngày, vựa Phật thủ của nhà chị Tuyên chạy liên tục, có thời điểm chị phải thuê tới 10-20 người cùng làm để kịp trả hàng.
Vườn nhà chị Tuyên có khoảng hơn 1.000 gốc phật thủ, hiện đang vào mùa vụ tết. Những ngày này, có thời điểm chị phải thuê tới 10-20 người cùng làm để kịp trả hàng.
'Phật thủ hàng năm có 2 vụ, nhiều nhất là vụ mùa tháng 7. Tuy nhiên, vụ mùa Tết mới là vụ chạy hàng nhất. Để chuẩn bị cho 2 mùa vụ này, người nông dân phải chuẩn bị nhiều tháng trời' - chị Tuyên cho biết thêm.
"Phật thủ hàng năm có 2 vụ, nhiều nhất là vụ mùa tháng 7. Tuy nhiên, dịp tết mới là vụ chạy hàng nhất. Để chuẩn bị cho 2 mùa vụ này, người nông dân phải chuẩn bị nhiều tháng trời" - chị Tuyên cho biết thêm.
'Phật thủ cho giá trị kinh tế khá cao nhưng cũng mất công chăm sóc, người dân phải căn thời điểm để dùng thuốc, tiện cây, ra hoa đậu quả đúng thời điểm. Chưa kể tới việc loài cây này phải trồng theo thời gian, cứ 5 năm lại phải đưa trồng trên đất khác' - chị Tuyên nói thêm.
"Phật thủ cho giá trị kinh tế khá cao nhưng cũng mất nhiều công chăm sóc. Người dân phải căn thời điểm để chăm, tỉa cây, để cây ra hoa đậu quả đúng thời điểm. Chưa kể tới việc loài cây này phải trồng theo thời gian, cứ 5 năm lại phải đưa trồng trên đất khác" - chị Tuyên nói.
Theo chị Tuyên, Phật thủ năm nay ra khá đẹp nhưng giá có phần kém hơn so với mọi năm. Giá thu mua tại vườn và bán lẻ cũng có chênh lệch khá lớn.
Theo chị Tuyên, phật thủ năm nay ra trái khá đẹp nhưng giá có phần kém hơn so với mọi năm. Giá thu mua tại vườn và bán lẻ chênh lệch khá nhiều.
'Phật thủ đẹp thì phải có nhiều ngón, các ngón có kích thước tương đồng và hướng lên trên đều. Giá bán Phật thủ tại vườn theo cân là 50.000 đồng/ kg. Bán lẻ chọn theo quả tuỳ theo loại và độ đẹp sẽ có giá 70-100-200 hoặc 300.000 đồng/ quả
"Trái phật thủ đẹp phải có nhiều ngón, các ngón có kích thước tương đồng và hướng lên trên đều. Giá bán phật thủ tại vườn theo cân là 50.000 đồng/kg. Bán lẻ chọn theo quả tuỳ theo loại và độ đẹp sẽ có giá từ 70.000 - 200.000 đồng/trái hoặc 300.000 đồng/trái" - chị Tuyên cho hay.
Theo người nông dân, trồng Phật thủ cho giá trị kinh tế cao nhưng vốn đầu tư cũng lớn và cần thời gian để thu hồi. Cây phải đủ số tuổi nhất định mới cho đậu quả để quả đều, đẹp và bền cây. Theo từng thời điểm, phải phun thuốc chống rệp, chống thối cây, chống sương cho cây...
Theo người nông dân, trồng phật thủ cho giá trị kinh tế cao nhưng vốn đầu tư cũng lớn và cần thời gian để thu hồi. Cây phải đủ số tuổi nhất định mới cho đậu quả để trái đều, đẹp và bền cây. Theo từng thời điểm, phải phun thuốc chống rệp, chống thối cây, chống sương cho cây...
Hiện nay, Phật thủ của hộ nhà chị Tuyên xuất đi khắp mọi miền Tổ quốc và có khoảng 1-3% xuất khẩu sang Thái Lan.
Hiện nay, phật thủ của hộ nhà chị Tuyên xuất đi khắp mọi miền Tổ quốc và có khoảng 1-3% xuất khẩu sang Thái Lan.
Trong bài thuốc dân gian, Phật thủ là loại cây quý vì cành, lá, hoa đều có thể sử dụng như một vị thuốc. Quả Phật thủ có thể thái lát mỏng, phơi khô ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng...
Trong y học cổ truyền, phật thủ là loại cây quý vì cành, lá, hoa đều có thể sử dụng như một vị thuốc. Trái phật thủ có thể thái lát mỏng, phơi khô ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng...
Với người dân, trái Phật thủ là một trong những loại trái quen thuộc trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp Tết.
Với người dân, trái phật thủ là một trong những loại trái quen thuộc trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp tết.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI