Làng sen Việt Nam - nơi kế thừa tinh hoa văn hóa Việt

12/06/2021 - 11:56

PNO - Nói đến văn hóa Việt Nam thì đa phần các đề tài, người ta thường cắt gọt một vài chi tiết bé nhỏ của hiện tượng văn hóa để chia sẻ. Tuy đề tài đưa ra là những mảng miếng rời rạc, một phần của bức khảm văn hóa hùng vĩ đồ sộ của Việt Nam nhưng luôn luôn thu hút sự quan tâm đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.

Nhật Bản từ một nước phong kiến như Việt Nam ta hồi thế kỷ 19, đã áp dụng mạnh mẽ “phong trào giáo dục dân gian” để hun đúc con người biết về giá trị nguồn cội và quốc dân phẩm tính, nhờ đó mà nhanh chóng trở thành một cường quốc văn minh hiện đại. Ở Việt Nam, gần đây cũng đã nổi lên dự án Làng Sen Việt Nam (Đức Hòa - Long An) của Nhà phát triển công trình xanh Phuc Khang Corporation - đơn vị tiên phong đặt nền móng và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống.

“Cây có gốc mới trổ cành xanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Con người ta có từ đâu,

Có tổ tiên trước, rồi sau mới có mình”

                                              (Ca dao Việt Nam)

Các thành viên của gia đình Phúc Khang hầu hết là dân đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng cùng chung lý tưởng hướng đến chân - thiện - mỹ, họ gắn kết với nhau để kiến tạo nên những sản phẩm mang giá trị xanh và truyền thống Việt. Chính từ việc thấu hiểu được nhu cầu cuộc sống của người dân đến từ nhiều vùng miền văn hóa khác nhau, Phúc Khang đã đánh thức “ký ức hồn quê” bằng nhiều yếu tố lồng ghép vào sản phẩm bất động sản khiến cho tất cả những người con Việt Nam dễ dàng được chạm vào những điều thân thuộc như đang hiện diện trên chính quê hương của mình.

Tính theo không gian văn hóa thì miền Bắc Việt Nam bao gồm các tiểu vùng như Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng; ở miền Trung Việt Nam gồm có các tiểu vùng như Bắc Trung Bộ, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; miền Nam Việt Nam thì gồm có Đông Nam Bộ, tiểu khu vực TPHCM và đồng bằng sông Cửu Long. Phúc Khang dựa theo đó đã dành phần lõi trung tâm dự án Làng Sen Việt Nam để phát triển các không gian sinh hoạt cộng đồng cho cư dân với công viên Bách Việt, cùng với đó là dãy thương mại Cửu Long - Sông Hồng mô phỏng kiến trúc đặc trưng của các vùng miền với những hình ảnh cây đa, bến nước, mái hiên của phố cổ Hội An hay văn hoá trên bến dưới thuyền quen thuộc của người dân Nam Bộ. Đặc biệt, Trung tâm hội nghị Tre Việt trên hồ Tịnh Đế Liên do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế đã dùng các nguyên liệu truyền thống từ cây tre, cây vọt, tầm vong xây dựng nên khiến cho những ai đến đây đều thỏa sức tưởng tượng về hình ảnh chiếc nón lá truyền thống, chim Lạc trên trống đồng, không gian như trong hang động người xưa, hay như khi chụp hình từ trên đài quan sát sẽ có cảm giác như đang ở đỉnh nóc nhà Nam Bộ núi Bà Đen. Công trình này đã giúp cho Làng Sen Việt Nam đạt được kỷ lục quốc gia với danh hiệu “Kỷ lục nhà tre lớn nhất Việt Nam” năm 2015, ngoài ra còn có một kỷ lục khác nữa chính là cổng chào Lạc Việt là cổng chào có họa tiết trống đồng lớn nhất Việt Nam năm 2019.

Với lợi thế khí hậu nhiệt đới gió mùa, hoa trái quanh năm, đặc biệt là những vườn rau xanh luôn dư dả để tổ chức nhiều bữa tiệc lớn tại đây. Nào là đậu lạc, dây gấc, khóm sả, vườn chuối, mít nghệ lúc lỉu quả khiến cho chúng ta như được tiếp nhiều năng lượng từ thiên nhiên trù phú ban tặng.

Ký ức hồn quê không chỉ hiện ra với cánh diều trong buổi hoàng hôn, không chỉ là ao sen bát ngát hay lũy tre ngà khắc ghi chuyện đời xưa tích cũ, mà chủ đầu tư Phuc Khang Corporation còn tổ chức định kỳ các lễ hàng năm như tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc tế thiếu nhi, Trung thu Làng Sen, ngày Hiến chương Nhà giáo… Qua đó, các nghệ sỹ chuyên nghiệp và nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa xây dựng đa dạng kịch bản sân khấu hóa để quý cư dân cũng như các thành viên Phúc Khang được dịp trải nghiệm nhiều góc độ văn hóa các vùng miền như Quan Họ, ca Huế, đờn ca tài tử cải lương, hát bội…

Làng Sen Việt Nam còn là niềm tin và điểm tựa nghiên cứu cho nhiều trường đại học như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Thủ Dầu Một… để quý thầy cô và các bạn sinh viên có thể cắm trại, homestay thực hiện các đề án phát triển công trình xanh và bền vững.

Sinh viên đại học tham quan dự án Làng Sen Việt Nam. Ảnh: Phúc Khang
Sinh viên đại học tham quan dự án Làng Sen Việt Nam. Ảnh: Phúc Khang

Nếu hồ sen Tịnh Đế Liên là nơi để trăm ngàn hoa sen tỏa sắc rạng ngời đầy khí khái của chân - thiện - mỹ thì Làng Sen Việt Nam đã, đang và sẽ là nơi hội tụ tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, để mỗi người con Việt Nam đến đây vẫn an cư lạc nghiệp mà không lạc lối tâm hồn về nguồn cội.

Mai Linh

 

Nguồn: Phúc Khang 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI