PNO - Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã lỉnh kỉnh mang theo nơm, vó… kéo nhau về xã Xuân Viên để tham gia lễ hội bắt cá được duy trì hơn 300 năm qua với hy vọng bắt được cá lớn cầu may.
|
Clip: Hàng ngàn người chen chúc dưới mặt nước nơm cá cầu may |
Sáng sớm 12/6, Dọc các tuyến đường đổ về xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trở nên huyên náo lạ thường bởi dòng người từ khắp nơi lần lượt kéo về. Tay cầm nơm, tay kia cầm túi, những người đàn ông trung tuổi vừa đi vừa hô lớn “nơm cá, nơm cá nào” để mời gọi thêm “bạn đồng hành”.
Cười rạng rỡ, anh Phạm Quang Bình (trú xã Xuân Viên) bảo rằng, người tới càng đông sẽ càng vui, quan trọng hơn cả nơm cá thì phải thật đông mới dễ bắt cá, nếu quá ít không phủ hết mặt nước cá rất dễ lẩn trốn. “Năm ngoái dịch COVID-19 nên không thể tổ chức hội được, năm nay mới tổ chức lại nên chắc chắn cá rất nhiều”, anh Bình hào hứng nói.
Vực Rào (xã Xuân Viên) là một lạch nước sâu dài hơn 1km, có diện tích tự nhiên khoảng 30 héc-ta, là nơi trú ngụ của các loài cá nước ngọt như cá chép, cá lóc, cá leo, cá trê… Theo người dân địa phương, để bảo vệ nguồn thủy sản phong phú, từ hàng trăm năm trước, người dân nơi đây đã cấm đánh bắt trộm cá ở khu vực này, mỗi năm chỉ cho đánh bắt tự do một ngày.
![]() |
Hàng ngàn 'nơm thủ" phủ kín mặt nước đuổi bắt cá |
Không chỉ người dân trong huyện Nghi Xuân, rất đông người dân ở các huyện lân cận và người dân Nghệ An cũng kéo nhau lái xe ô tô về Vực Rào để nơm cá. Các tuyến đường làng đổ về khu vực diễn ra lễ hội này ùn tắc kéo dài gần 2km, nhiều nguời buộc phải lái xe ô tô đỗ xuống mép ruộng lúa rồi đi bộ vào.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, ai bắt được cá là cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, công việc hanh thông, mùa màng bội thu… bởi thế không chỉ đàn ông con trai mà nhiều phụ nữ, trẻ nhỏ cũng háo hức mang rổ, vợt đi phía sau “nơm thủ” để tìm vận may.
Ông Đậu Minh Ngụ - Chủ tịch UBND xã Xuân Viên cho biết, lễ hội bắt cá Vực Rào Xuân Viên được duy trì suốt hơn 300 năm qua nhằm bảo tồn nét văn hoá của địa phương, thắt chặt thêm tình đoàn kết toàn dân trong vùng và bảo tồn các loài thuỷ hải sản. Nếu như trước đây lễ hội chủ yếu chỉ người trong xã thì nay có rất nhiều người dân từ khắp nơi, thậm chí nhiều người ở Nghệ An cũng sang tham gia lễ hội.
![]() |
Nhiều phụ nữ cũng hào hứng xuống nơm cá cầu may |
Để duy trì lễ hội này, chính quyền xã Xuân Viên đã nghiêm cấm đánh bắt cá, cắm các biển báo để bảo vệ các loại cá, tôm… “Thực ra cái này vẫn chủ yếu tuyên truyền là chính bởi cả khu vực rộng mênh mông chúng tôi cũng không thể quản lý hết được. Thỉnh thoảng, anh em cũng có tổ chức đi tuần tra đột xuất để xem có ai đánh bắt cá trộm không”, ông Ngụ nói.
Sau phần lễ gói gọn trong chừng 30 phút là một hồi trống dài vang lên để thông báo bắt đầu phần hội. Hồi trống kết thúc, hàng trăm người đàn ông mang theo nơm đã túc trực sẵn ở mép vực hú lớn rồi ào ào xuống nước để trổ tài. Họ vừa hú vừa dàn hàng ngang từ mép bên này sang mép vực bên kia: đàn ông nơm đi trước, đàn bà rớ vó đi sau rồi đến những người mang các loại dụng cụ như chao, nhủi.
Tại lễ hội bắt cá này, người tham gia được tự do thể hiện tài năng bắt cá của mình song tuyệt đối chỉ được sử dụng các loại dụng cụ thô sơ như nơm, vó, nhủi… các loại đánh bắt khác như lưới, chài, kích điện tuyệt đối không được sử dụng.
Trên bờ nhiều trẻ nhỏ, phụ nữ háo hức chờ đợi, phía dưới nước tiếng reo hò đuổi bắt cá, tiếng nơm úp vang lên vọng vào vách núi làm náo nhiệt một vùng quê vốn yên tĩnh bao lâu nay.
![]() |
Sau tiếng trống khai hội, người dân hô hào tràn xuống nước |
![]() |
Khu vực diễn ra lễ hội bắt cá rộng chừng 30 héc-ta |
![]() |
![]() |
Không chỉ dưới nước, trên bờ người dân cũng vây kín để cổ vũ |
![]() |
![]() |
Nhiều em nhỏ cũng hào hứng mang rổ đi hứng "lộc" |
![]() |
"Nơm thủ" hô hào, cầm nơm chạy theo khi cá lao lên khỏi mặt nước |
![]() |
![]() |
Những người phụ nữ mang rớ đứng dọc 2 bên bờ để đón cá chạy vào |
![]() |
![]() |
1 người đàn ông hào hứng khoe thành quả sau hơn 1 giờ bắt cá |
Phan Ngọc
Chia sẻ bài viết: |
Ở các thành phố lớn, phần đông công nhân các khu công nghiệp là người nhập cư nên quanh các khu này có rất đông trẻ em nhập cư.
Tối 22/2, lễ phát động cuộc thi trắc nghiệm “Vì nụ cười trẻ em” năm 2025 diễn ra tại TPHCM.
Trương Hùng Đức, người xông vào cửa hàng FPT Shop cầm dao khống chế nhân viên, cướp tài sản đang là sinh viên, hiện nợ 180 triệu đồng.
Liên quan đến vụ cướp tài sản tại cửa hàng FPT Shop trên đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, cảnh sát đã bắt giữ đối tượng.
Do mâu thuẫn tình cảm, Lộc đã ra tay sát hại người tình và con trai của người này, sau đó tự tử nhưng không thành.
Ngày 22/2, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế tuyến metro số 1 TPHCM.
Sáng 22/2, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về cán bộ, quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Huế.
5 bệnh nhân trong vụ tai nạn xe giường nằm và xe đầu kéo ở Sơn La được chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng nặng nề...
Sáng 22/2, Tỉnh ủy Long An tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Sở Y tế TP Cần Thơ đã tiếp nhận gần 1,14 tỉ đồng từ các bệnh viện, đơn vị, mạnh thường quân… đóng góp nhằm giúp đỡ bệnh nhân nghèo…
Nhậu xong về, Long và Tôi thấy bạn gái của người khác thì trêu chọc và đụng chạm nên bị bạn trai của cô gái tấn công.
Đêm 21/2, xảy ra tai nạn giao thông giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo trên quốc lộ 6 (đoạn qua Sơn La) làm 6 người chết.
UBND TX Điện Bàn tiếp tục lấy ý kiến người dân, cơ quan ban ngành về việc xây mới tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc với kinh phí hơn 88 tỉ đồng.
Trên lễ đài tuyên dương luôn có đôi vợ chồng anh Phạm Thanh Tòng và chị Nguyễn Thị Lệ Hằng, ở quận 4.
Đang điều khiển xe máy lưu thông trên đường, người đàn ông bất ngờ nằm xuống, giơ 2 tay, 2 chân khiến người tham gia giao thông “thót tim”.
UBND TPHCM yêu cầu tăng cường bảo vệ bí mật mật nhà nước trong quá trình tinh gọn bộ máy và tổ chức Đại hội Đảng các cấp.
Ngày 21/2, Công an tỉnh An Giang tổ chức lễ trao thưởng nóng cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong vụ án tại xã Long Kiến, huyện Chợ Mới.
Vật liệu phun lên mặt đất là hỗn hợp bùn, nước và phụ gia đào hầm. Trong đó phụ gia đào hầm hoàn toàn không gây hại môi trường.