Làng nồi đất hối hả vào mùa vụ Tết

09/11/2021 - 06:56

PNO - Không tinh xảo, cầu kỳ, rực rỡ như gốm sứ Bát Tràng hay Phù Lãng, nồi đất Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được nét mộc mạc như chính tên gọi suốt cả trăm năm qua.

 

Làng nghề nồi đất Trù Sơn đỏ lửa chuẩn bị hàng phục vụ thị trường Tết
Về Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) những ngày này, đi dạo khắp làng, người ta đều thấy một màu gốm đỏ au với những chiếc nồi đất đủ kích cỡ. Phải còn ít tháng nữa mới Tết, song hiện các lò nung ở Trù Sơn đã bắt đầu rực lửa, cho ra lò hàng ngàn sản phẩm mỗi ngày để chuẩn bị cho thị trường Tết sắp tới.
Về Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) những ngày này, đi dạo khắp làng, người ta đều thấy một màu gốm đỏ au với những chiếc nồi đất đủ kích cỡ. Gần 3 tháng nữa mới Tết, song hiện các lò nung ở Trù Sơn đã bắt đầu rực lửa, cho ra lò hàng ngàn sản phẩm mỗi ngày để chuẩn bị cho thị trường Tết.
Ông Nguyễn Hữu Thanh (63 tuổi) cho biết, thời điểm này, mỗi tuần gia đình ông làm khoảng 800 loại nồi “3 lượng”. Mỗi sản phẩm có giá 10.000 - 15.000 đồng. “Càng giáp Tết thì số lượng càng tăng, lúc đó lò phải đỏ cả ngày mới kịp đơn hàng được” - ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Hữu Thanh (63 tuổi) cho biết, thời điểm này, mỗi tuần gia đình ông làm khoảng 800 chiếc nồi “3 lượng”. Mỗi sản phẩm có giá 10.000 - 15.000 đồng. “Càng giáp Tết thì số lượng càng tăng, lúc đó lò phải đỏ cả ngày mới kịp đơn hàng được” - ông Thanh nói.
Chẳng ai nhớ làng nồi Trù Sơn chính xác có từ lúc nào, kể cả những người già cũng chỉ biết từ khi sinh ra, đã thấy ông bà, cha mẹ mình cần mẫn bên gánh đất sét. Cụ Phạm Thị Hoàng (81 tuổi) - người được xem là “nghệ nhân” cao tuổi nhất ở Trù Sơn cười nói “Ngày trước, con gái ở làng, nếu không biết làm nồi, sẽ không lấy được chồng”, bởi vậy hầu như mỗi người dân Trù Sơn đều biết làm nồi đất.
Chẳng ai nhớ làng nồi Trù Sơn chính xác có từ lúc nào, kể cả những người già cũng chỉ biết từ khi sinh ra, đã thấy ông bà, cha mẹ mình cần mẫn bên gánh đất sét. Cụ Phạm Thị Hoàng (81 tuổi) - người được xem là “nghệ nhân” cao tuổi nhất ở Trù Sơn -  cười nói: “Ngày trước, con gái ở làng, nếu không biết làm nồi sẽ không lấy được chồng”. Hầu như mỗi người dân Trù Sơn đều biết làm nồi đất.
Có một thời, nghề nồi đất Trù Sơn đã theo chân các thương lái đi khắp nơi. Không những được người tiêu dùng trong tỉnh biết đến mà còn xuất sang các nước láng giềng. Ngày nay, cuộc sống với bao đổi thay, chỉ thi thoảng, hình ảnh những chiếc xe thồ chở theo 2 sọt nồi đất mới xuất hiện trên các đường làng, con phố như điểm chấm phá giữa cuộc sống ồn ã, sôi động.
Có một thời, nghề nồi đất Trù Sơn đã theo chân các thương lái đi khắp nơi. Không những được người tiêu dùng trong tỉnh biết đến mà còn xuất sang các nước láng giềng. Ngày nay, cuộc sống với bao đổi thay, chỉ thi thoảng, hình ảnh những chiếc xe thồ chở theo 2 sọt nồi đất mới xuất hiện trên các đường làng, con phố như điểm chấm phá giữa cuộc sống ồn ã, sôi động.
Theo ông Thanh, đất sét làm nồi Trù Sơn được chọn lọc kỹ lưỡng ở Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) hoặc Sơn Thành (huyện Yên Thành) cách làng 8 - 10km. Đất sét được người thợ dùng đôi tay, bàn chân nhào, giẫm đất cho nhuyễn, loại bỏ từng viên sạn nhỏ trước khi tạo hình.
Theo ông Thanh, đất sét làm nồi Trù Sơn được chọn lọc kỹ lưỡng ở Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) hoặc Sơn Thành (huyện Yên Thành) cách làng 8 - 10km. Đất sét được người thợ dùng đôi tay, bàn chân nhào, giẫm đất cho nhuyễn, loại bỏ từng viên sạn nhỏ trước khi tạo hình.
Dụng cụ làm nghề của người thợ ở Trù Sơn cũng chỉ có một bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và khoanh nứa mỏng để cắt gọt.
Dụng cụ làm nghề của người thợ ở Trù Sơn cũng chỉ có một bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và khoanh nứa mỏng để cắt gọt. Loáng cái, chiếc nồi đất hiện ra, chục cái tròn đều như một dù hoàn toàn thủ công qua sự nhào nặn tỉ mỉ của các “nghệ nhân làng”.
Nồi đất làng Trù Sơn không cầu kỳ nhiều hình dáng, chỉ đơn giản gồm: Nồi nấu cơm, đồ xôi, ngâm giá đỗ, kho cá, sắc thuốc… với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Nay có thêm chậu hoa, ống đựng tiền tiết kiệm nhưng số lượng ít. Điều đặc biệt, sản phẩm gốm Trù Sơn không được tráng men nên có màu đất rất đặc trưng, dân dã, mộc mạc như chính con người nơi đây.
Nồi đất làng Trù Sơn không cầu kỳ nhiều hình dáng, chỉ đơn giản gồm: Nồi nấu cơm, đồ xôi, ngâm giá đỗ, kho cá, sắc thuốc… với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Nay có thêm chậu hoa, ống đựng tiền tiết kiệm nhưng số lượng ít. Điều đặc biệt, sản phẩm gốm Trù Sơn không được tráng men nên có màu đất rất đặc trưng, dân dã, mộc mạc như chính con người nơi đây.
Cũng vì làm thủ công, không pha trộn nguyên liệu nên nồi đất làng Trù Sơn vẫn mộc mạc với màu vàng đỏ, mỏng nhẹ, độ bền cao, giữ nguyên hương vị thức ăn khi nấu. Theo người dân Trù Sơn, hiện nay, nhu cầu dùng nồi đất vẫn cao, đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn thường thường đặt mua số lượng lớn để nấu các món ăn dân giã.
Cũng vì làm thủ công, không pha trộn nguyên liệu nên nồi đất làng Trù Sơn vẫn mộc mạc với màu vàng đỏ, mỏng nhẹ, độ bền cao, giữ nguyên hương vị thức ăn khi nấu. Theo người dân Trù Sơn, hiện nay, nhu cầu dùng nồi đất vẫn cao, đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn thường thường đặt mua số lượng lớn để nấu các món ăn dân dã.
Chị Nguyễn Thị Tâm (45 tuổi) cho biết, quyết định thành hay bại của một “mẻ nồi” vẫn nằm ở khâu nung. Nung nồi mất khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ, thường bắt đầu vào buổi trưa, đến chiều tối là vừa xong.
Chị Nguyễn Thị Tâm (45 tuổi) cho biết, quyết định thành hay bại của một “mẻ nồi” vẫn nằm ở khâu nung. Nung nồi mất khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ, thường bắt đầu vào buổi trưa, đến chiều tối là vừa xong.
Mỗi lần nung như vậy gồm khoảng từ 250 - 300 chiếc nồi. Khi lò tắt, kiểm tra nồi đã đạt nhưng không bị vỡ, nứt mới được xem là thành công.

Mỗi lần nung như vậy gồm khoảng từ 250 - 300 chiếc nồi. Khi lò tắt, kiểm tra nồi đã đạt nhưng không bị vỡ, nứt mới được xem là thành công.

Năm tháng qua đi, thời thế thay đổi, lớp trẻ được học hành, rời quê đi khắp Nam ngoài Bắc. Nghề nồi đất chỉ còn dành cho người từ tuổi trung niên, cụ già. Ngày ngày, những đôi tay đầy vết chai sần vẫn nhẫn nại theo nghề, thuần thục nắm đất thành hình con chạch rồi xoay nặn, tì miết tạo hình.
Năm tháng qua đi, thời thế thay đổi, lớp trẻ được học hành, rời quê đi khắp Nam ngoài Bắc. Nghề nồi đất chỉ còn dành cho người từ tuổi trung niên, cụ già. Ngày ngày, những đôi tay đầy vết chai sần vẫn nhẫn nại theo nghề, thuần thục nắm đất thành hình con chạch rồi xoay nặn, tì miết tạo hình.

Xã Trù Sơn hiện có khoảng 60 hộ làm nghề gốm, tập trung chủ yếu ở các xóm 10, 11, 12, 13. Mỗi tháng, làng nghề làm ra hàng chục nghìn sản phẩm, cao điểm nhất là vào 3 tháng cuối năm. 

Hiện chính quyền địa phương cũng khuyến khích các hộ dân duy trì, phát triển làng nghề nồi đất như một ngành kinh tế đặc biệt. Những năm gần đây, một số nhà trường đã thông qua các công ty du lịch đưa đoàn học sinh đến trải nghiệm; một số du khách nước ngoài cũng được công ty du lịch đưa tới tham quan nhưng cũng mới chỉ là hoạt động tự phát, không có tính bền vững.

Phan Ngọc

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=