PNO - Càng về cuối năm, không khí làm việc ở làng nhang càng rộn ràng hơn. Các cơ sở sản xuất đều tất bật trộn bột, xe nhang, đóng gói…
Những ngày giáp Tết, về làng làm nhang ở thôn Phong Ấp (xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) rất dễ bắt gặp hình ảnh những giàn phơi nhang trải khắp các con đường. Mùi thơm nhè nhẹ của hương trầm, hương quế cứ thoang thoảng trong gió. Các cơ sở đang tất bật sản xuất nhang để giao hàng đúng hẹn. Vụ tết thường bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch.
Những bó tăm nhang như những bông hoa nở xòe trong nắng |
Trong 80 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (55 tuổi) đã có ba đời làm nhang. Đến bây giờ, các con bà đang tiếp nối nghề truyền thống này.
Để làm ra cây nhang không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và trải qua nhiều công đoạn. Bà Xuyến cho biết tăm nhang được bà đặt mua ở tận Hà Nội với giá 30.000 đồng/kg rồi đem về nhuộm màu, phơi nắng. Bột nhang thường được làm từ bột quế, bột trầm, trộn theo công thức riêng với hỗn hợp keo để tạo độ kết dính. Bột quế được bà mua từ TP. Đà Nẵng có giá từ 20.000 đến 50.000 đồng/kg tùy loại. Còn bột trầm được sản xuất từ những xác tỉa của trầm, trầm kiến.
Nhang được làm bằng máy có năng suất gấp 10 lần so với làm thủ công bằng tay |
Đây đều là nguyên liệu tự nhiên, không dùng hương hóa chất nên nhang sản xuất ra có mùi thơm rất dễ chịu và không gây nhức đầu.
Sau khi bột được xay nhuyễn, trộn keo sẽ đưa vào máy phóng đã có sẵn tăm nhang. Khi phủ bột xong, những que nhang thơm ngát sẽ được đem phơi khô rồi đóng gói. Để bảo quản lâu, màu đẹp và thơm hơn khi đốt, nhang thường được phơi liên tục trong 6 tiếng đồng hồ, cứ 3 tiếng phải trở mặt nhang một lần cho khô đều. Vì thế, nghề làm nhang chỉ làm những ngày trời nắng, không mưa.
Sau khi bột được xay nhuyễn, trộn keo sẽ đưa vào máy phóng đã có sẵn tăm nhang |
Nhang phơi khô được cân ký, chia thành từng bó rồi dán nhãn, vào bì, đóng gói và đưa đi các nơi để tiêu thụ. Nhang xuất bán thường tính theo ký, tùy loại nhang sẽ có giá từ 30.000 - 100.000 đồng/kg.
Ngày thường gia đình bà Xuyến chỉ làm 30kg bột thì những ngày làm vụ tết phải sản xuất gấp 3 lần mới đủ cung ứng cho thị trường.
Những ngày giáp tết, các cơ sở sản xuất đều tất bật trộn bột, xe nhang, đóng gói… và chuyển hàng. Từ đầu đường vào làng đã thấy những chiếc xe máy chất đầy nhang chở đi các nơi tiêu thụ.
Trước đây, nghề làm nhang được làm hoàn toàn thủ công bằng tay. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhang bắt đầu được sản xuất bằng máy và số lượng người làm nhang cũng tăng hơn so với trước. Bà Xuyến cho biết thêm, nếu làm thủ công mỗi ngày chỉ được khoảng 3.000 cây thì khi làm bằng máy, năng suất cao gấp 10 lần. Cây nhang làm tay tuy không đều và đẹp bằng làm máy nhưng sẽ thơm hơn và ít bị tắt khi đốt.
Chị Trần Thị Kim Trực đang cân nhang để bó và đóng gói |
Để bảo quản lâu, màu đẹp và thơm hơn khi đốt, nhang thường được phơi liên tục trong 6 tiếng đồng hồ |
Để làm ra một bó nhang phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, chịu khó |
Vào bì, đóng gói nhang |
Gói những bó nhang đã thành phẩm thành bó lớn để đem đi tiêu thụ |
Những giàn phơi nhang trải khắp các con đường của thôn Phong Ấp |
Nhang ở làng chủ yếu là nhang quế, nhang trầm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên mùi thơm rất dễ chịu |
|
Người làm nhang ở Phong Ấp tất bật vào vụ tết |
Huyền Hoa
Chia sẻ bài viết: |
Do giá gas thế giới tăng kéo theo giá gas trong nước tăng 3.000 đồng/kg
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Núi Cấm ở An Giang thu hút khách từ nhiều nơi đổ về thắp hương cầu tài lộc.
Mô hình nuôi rắn ri tượng không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp nhiều hộ dân ở Cà Mau làm giàu.
Dịp tết này, trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, xuất hiện nhiều phiên live stream (phát sóng trực tiếp) kêu gọi "cổ phần" vào việc khai thác đá quý.
Mở cửa đón khách trở lại từ sáng mùng Hai tết nhưng lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào trái cây và hoa.
Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Các đơn vị lữ hành cho hay, sáng mùng Một nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế rộn rã khởi hành du xuân.
TPHCM có khá nhiều sản phẩm du lịch mới, thú vị. Kỳ nghỉ tết dài ngày là dịp để trải nghiệm các sản phẩmdu lịch này.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/1 (27 - 29 tháng Chạp), TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón hơn 85.000 lượt khách; trong đó có hơn 23.500 lượt khách quốc tế.
So với hôm qua, giá nhiều loại trái cây cúng như mãng cầu, sung, xoài, dừa… bán tại các chợ truyền thống tăng mạnh, có loại tăng gấp 5 lần.
Tối 26/1 (27 tháng Chạp), người dân ùn ùn kéo tới các điểm bán lẻ trên địa bàn TPHCM để sắm tết. Nhiều điểm mua sắm đông nghẹt khách.
Hiện những khu vực gieo sạ sớm đang bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, giá lúa thấp khiến bà con lo âu và kém vui.
So với năm ngoái, số lượng hoa từ các tỉnh đổ về công viên 23/9 ít hơn, dù giá đã giảm 30-50% nhưng vẫn vắng người mua.
Để giải tỏa áp lực những ngày cao điểm, ngoài đơn vị mặt đất, an ninh... hoạt động hết công suất, Cảng Tân Sơn Nhất còn tăng cường lực lượng thanh niên.
Nhu cầu chuyển, rút tiền tăng cao vào dịp tết Nguyên đán thường kéo theo nguy cơ nghẽn mạng, lỗi hệ thống, thậm chí "nuốt thẻ" ATM.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết, nhưng không khí tại chợ hoa xuân công viên Gia Định (quận Gò Vấp, TPHCM) năm nay lại trầm lắng hơn mong đợi.
Các hàng mai trên đại lộ Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) người bán đăng biển xả hàng để dọn dẹp về nghỉ tết sớm dù chỉ mới 25/1 (26 tháng Chạp).
Chính thức khai mạc từ tối 24/1, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" đã tấp nập khách mua từ sớm.