Làng nghề trống hơn 170 năm tuổi bên sông Vàm Cỏ

15/07/2024 - 17:02

PNO - Hơn 170 năm qua, các nghệ nhân nơi làng trống Bình An ở tỉnh Long An không ngừng truyền nghề để lớp sau tiếp nối, lưu giữ nghề.

Làng nghề làm trống Bình An nằm bên sông Vàm Cỏ Tây, thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Làng nghề làm trống Bình An nằm bên sông Vàm Cỏ Tây, thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Theo các nghệ nhân ở làng trống Bình An, làng nghề này hình thành từ khoảng năm 1853, do cụ tổ Nguyễn Văn Ty lập nên.
Theo các nghệ nhân ở làng trống Bình An, làng nghề này hình thành từ khoảng năm 1853, do cụ tổ Nguyễn Văn Ty lập nên.
Hơn 170 năm qua, với đam mê, các nghệ nhân không ngừng truyền nghề để lớp sau tiếp nối, lưu giữ nghề.
Hơn 170 năm qua, các nghệ nhân không ngừng truyền nghề để lớp sau tiếp nối, lưu giữ.
Hầu hết các công đoạn đều làm thủ công bằng tay, các nghệ nhân phải dùng rất nhiều sức và cả sự khéo léo của mình để căng phẳng da trâu khô cứng.
Hầu hết các công đoạn đều làm bằng tay, các nghệ nhân phải dùng rất nhiều sức và cả sự khéo léo của mình để căng phẳng da trâu khô cứng.
Khi đó, cố định da mặt trống chính xác để chiếc trống làm ra có âm thanh trầm bổng như ý.
Cố định da mặt trống chính xác để trống tạo ra âm thanh trầm bổng như ý.
Quyết “giữ lửa” nơi làng nghề trống hàng trăm năm tuổi, ông Năm Mến truyền lại nghề cho hai người con trai là Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn An.
Là "hậu duệ" đời thứ 6 của cụ tổ Nguyễn Văn Tỵ, anh Nguyễn Văn An ngày ngày chăm bẵm, lựa chọn những miếng da trâu tốt nhất để làm mặt trống. Để tạo ra sản phẩm trống chất lượng, các nghệ nhân phải mất cả tháng trời chọn gỗ làm thùng trống, da trâu làm mặt trống, phơi nắng các vật liệu. Tất cả đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, đó được xem là bí quyết riêng.
Da trâu dùng làm mặt trống.
Da trâu dùng làm mặt trống.

Nghệ nhân Nguyễn Văn An đang căng da mặt trống. Đây được xem là công đoạn khá công phu.
Nghệ nhân Nguyễn Văn An đang căng da mặt trống. Đây được xem là công đoạn khá công phu.
Nghệ nhân Nguyễn Văn An kiểm tra mặt trống.
Xong thao tác căng trống, các nghệ nhân phải dùng tay để kiểm tra mặt trống, xem độ nảy, vang của âm thanh.
Mặt trống sau khi được căng thẳng.
Mặt trống sau khi được căng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn An không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển nghề làm trống ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.Các nghệ nhân làng nghề trống Bình An luôn sáng tạo để sản phẩm làm ra đa dạng về mẫu mã.
Các nghệ nhân không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo để phát triển nghề làm trống ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm làm ra đảm bảo về chất lượng, đa dạng về mẫu mã.
Tại làng trống hơn 170 tuổi, sản xuất hàng trăm loại trống khác nhau, trong đó có nhiều loại truyền thống như: Trống Bát Nhã (trống sử dụng ở đình chùa), trống Chầu (ở trường học), trống Lân (để múa Lân), trống Công Phu (sử dụng trong làng để kêu gọi người dân ra đồng lúc 4 giờ sáng, còn ở chùa sẽ đánh vào 16 giờ mỗi ngày), trống múa Sư tử, trống múa Rồng.
Làng trống Bình An hiện có gần 30 gia đình làm trống. Làng nghề sản xuất hàng trăm loại trống khác nhau, như: trống Bát Nhã (trống sử dụng ở đình chùa), trống Chầu (ở trường học), trống Lân (để múa Lân), trống Công Phu (sử dụng trong làng để kêu gọi người dân ra đồng lúc 4g sáng), trống múa Sư tử, trống múa Rồng.
Những năm qua, ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, các sản phẩm trống Bình An còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Trung Quốc, Mỹ, Úc, châu Âu… với số lượng hàng ngàn sản phẩm mỗi năm.
Ngoài ra, còn có trống nhạc lễ (sử dụng cùng dàn nhạc ngũ hành: 2 trống nhạc lễ, 2 trống cơm, 1 trống bản hay còn gọi là trống cái), trống Kinh Sư (để thầy tụng kinh cúng kính), trống Cổ Bồng (sử dụng trong nhạc lễ), trống Cơm (hiện nay ít được sử dụng), trống Tiều (sử dụng trong đám tang), trống Bống (sử dụng khi nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật)… Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, trống Bình An còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Úc, châu Âu… với hàng ngàn sản phẩm mỗi năm.
Thử âm thanh trống trước khi bán cho khách hàng.
Thử âm thanh trống trước khi bán.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn An, thời gian gần đây số hộ gia đình làm nghề trống giảm dần do không có người nối nghiệp.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn An, gần đây, số hộ gia đình làm nghề trống giảm dần do không có người nối nghiệp.
Theo Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, hiện địa phương đang chờ UBND tỉnh Long An phê duyệt kế hoạch xây dựng phòng trưng bày trống Bình An tại Khu di tích Vàm Nhật Tảo để người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất trống, nét văn hoá đặc trưng của địa phương.
Ông Trịnh Phước Trung - Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ (Long An) - trong một lần thực địa làng trống Bình An. Ông Trung cho biết, ngành chức năng đã hỗ trợ các nghệ nhân làm trống tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển mở rộng quy mô sản xuất, cùng với thành lập hợp tác xã, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của trống Bình An. Ông cho biết thêm, địa phương đang chờ UBND tỉnh Long An phê duyệt kế hoạch xây dựng phòng trưng bày trống Bình An tại khu di tích Vàm Nhật Tảo để người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất trống.

Thanh Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI