PNO - Nhu cầu tăng cao, nhiều cơ sở làm hương (nhang) ở Nghệ An phải huy động nhân công làm ca đêm song vẫn không đủ hàng để cung ứng cho thị trường.
Những ngày này, khắp các con đường hướng về làng Tây Lân (xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã rợp sắc màu của hương. Khắp các ngõ nhỏ, mùi hương quyện theo gió, dẫn lối cho những ai muốn tìm về. Sắc vàng, đỏ, hồng cùng mùi thơm thoang thoảng của hương thẻ, hương trầm phơi hai bên đường dọc làng nghề báo hiệu thời khắc năm mới cận kề.
![]() |
Các máy bắn thẻ hương phải làm việc hết công suất để kịp đơn hàng dịp tết - Ảnh: Phan Ngọc |
Mùa làm hương, mùa của làng nghề truyền thống, mùa của những đôi tay thoăn thoắt… “Công nhân ở đây được trả công theo sản phẩm, bởi thế nhiều người tranh thủ mang hàng về nhà làm đêm cho thuận tiện”, chị Lê Thị Nga, chủ một cơ sở ở làng nghề hương thẻ Tây Lân nói.
Gần 40 năm gắn bó với nghề làm hương truyền thống, chị Nga bảo, có những dịp làm quên ăn, quên ngủ. Để cạnh tranh với thị trường, chị phải tìm đến các vùng cao tìm mua nguyên liệu làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc như rễ hương, hoa hồi, quế chi… Ưu điểm của loại hương này không gây độc hại với sức khỏe người sử dụng, cũng như người trực tiếp sản xuất.
“Không giống như hương trầm chỉ tập trung làm vào vụ tết, còn nghề làm hương thẻ như chúng tôi thì việc đều quanh năm. Dịp tết này, tôi phải thuê 15 người làm việc cả ngày, đêm để kịp các đơn hàng cho khách”, chị Nga nói.
![]() |
Hương được rải đều trên các giá phơi để đem phơi nắng - Ảnh: Phan Ngọc |
![]() |
![]() |
Theo chị Nga, việc phơi nắng hương rất quan trọng, bơi nếu không đủ khô hương sẽ nhanh hỏng, ẩm mốc - Ảnh: Phan Ngọc |
Mỗi ngày 2 cơ sở làm hương của chị Nga sản xuất gần 20.000 thẻ hương. Thị trường chủ yếu bán đi trong tỉnh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. “Mấy hôm nay máy làm hương hoạt động hết công suất, người làm cũng ôm hàng về nhà làm thêm nhưng không đủ hàng bán. Có những hôm đơn hàng lên tới 30.000 thẻ nhưng không nhận hết được”, chị Nga nói.
Chỉ mất vài giây để se xong một cây hương, bà Phạm Thị Hoài (trú xã Nghi Trường) bảo, công việc khá nhàn, ai cũng làm được nhưng để nhanh thì cần chút kinh nghiệm. “Nếu chăm chỉ làm thì ngày cũng được hơn 200.000 đồng. Năm nào gần tết tôi cũng xin vào làm hương để kiếm thêm chút tiền chi tiêu dịp tết”, bà Hoài nói.
Ông Lê Văn Việt (53 tuổi, trú xóm Trường Lân) cho biết, hương thẻ ở Trường Lân không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất bán một số lượng lớn ở Lào, Campuchia. Khác với hương ở thị trường trong nước, hương bán sang nước ngoài có giá chỉ bằng 1/3, bởi thế chất lượng mùi hương cũng khác hơn.
“Trung bình vài ngày tôi lại xuất sang Lào 10.000 thẻ hương, tùy vào nhu cầu ở bên đó. Thường những dịp lễ, tết ở Lào, nhu cầu dùng hương tăng cao. Những dịp này hầu như ngày nào tôi cũng phải gửi hàng sang”, ông Việt nói.
![]() |
Việc se hương trở nên thuận tiện, nhanh hơn nhờ có máy bắn thẻ hương - Ảnh: Phan Ngọc |
![]() |
![]() |
Việc đóng gói, phân loại sản phẩm được làm thủ công - Ảnh: Phan Ngọc |
Để cung ứng đủ hàng cho thị trường ở Lào lẫn trong nước dịp tết Nguyên đán, ông Việt phải thuê 20 nhân công làm việc liên tục. Hiện 100% hộ sản xuất hương ở làng nghề này cũng đã đầu tư mua sắm máy móc và trang thiết bị làm hương như máy trộn nguyên liệu, máy bắn que. Trung bình mỗi gia đình làm hương có từ 3 -5 máy làm hương theo công nghệ mới. Máy móc trang thiết bị hiện đại nên sản phẩm làm ra vừa đẹp, vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Duy Châu, Chủ tịch UBND xã Nghi Trường cho biết, nghề làm hương nơi đây đã có từ lâu, song mới được công nhận danh hiệu làng nghề hơn 10 năm trước. Thời cao điểm, làng nghề này có hơn 30 hộ sản xuất hương. Tuy nhiên, hiện phần lớn những hộ này đã góp vốn, làm chung với nhau nên chỉ còn 12 cơ sở làm hương.
“Trung bình mỗi năm một cơ sở làm hương doanh thu khoảng hơn 200 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Ngoài ra, mỗi cơ sở này còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục người dân địa phương với tiền công từ 150.000-200.000 đồng một ngày”, ông Châu nói.
Phan Ngọc
Chia sẻ bài viết: |
Dù một số quốc gia trên thế giới đã đánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với tiền lãi gửi tiết kiệm, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, chưa thể áp dụng.
Theo lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được quảng bá, giúp xây dựng hình ảnh Buôn Ma Thuột thành "Thành phố cà phê của thế giới".
Là đặc sản khó cưỡng, cá trích nướng ăn kèm bánh mướt luôn tấp nập du khách dịp dầu năm.
Techcombank vừa chính thức triển khai tính năng chuyển tiền quốc tế trên ứng dụng Techcombank Mobile để gia tăng tiện ích và tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều 20/2, giá xăng được điều chỉnh tăng chạm mốc 21.000 đồng/lít, còn giá dầu điều chỉnh giảm nhẹ.
Đây là chuyến tàu thứ 3 trong 1 tuần chở lượng lớn du khách đến đảo ngọc Phú Quốc tham quan, nghỉ dưỡng...
Là một trong những nghề có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, nghề kim hoàn từng có những thời kỳ phát triển rực rỡ...
Do nguồn cung cạn kiệt, cung ít hơn cầu đã đẩy giá thịt heo tăng vọt sau tết. Đây là mức tăng mạnh nhất so với thời điểm tháng 8/2022.
Hiện lãi suất cao nhất thị trường chỉ 6,4%/năm nhưng lượng tiền gửi người dân vào ngân hàng đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay, vượt 7 triệu tỉ đồng.
Techcombank và WinCommerce nâng tầm hợp tác chiến lược 2025 - nơi hai thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, bán lẻ mang đến khách hàng giải pháp thanh toán...
Cơ hội kinh doanh từ sản phẩm xanh là rất lớn nhưng để hiện thực hóa, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng vẫn còn là thách thức của doanh nghiệp.
Thị trường xe máy đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự xuất hiện của một số dòng xe mới, nổi bật là xe máy điện học sinh VinFast Motio.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Trong khi giá trứng tại Mỹ cao kỷ lục thì tại Việt Nam, những ngày qua giá trứng chỉ dao động từ 25.000-30.000 đồng/chục, giảm mạnh so với trước tết.
Chương trình này áp dụng cho doanh nghiệp phát hành mới thẻ BIDV Business trong thời gian từ 1/1/2025 đến 30/6/2025 cùng nhiều ưu đãi vượt trội khác.
So với trước tết, giá gạo bán lẻ ở TPHCM đã giảm từ 1.000-4.000 đồng/kg, tùy loại. Đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Dự kiến trong quý I và quý II/2025 sẽ có nhiều siêu dự án ở Đà Nẵng được khởi công với tổng vốn đầu tư trên 100.000 ngàn tỉ đồng.
Nhiều ngân hàng triển khai cho vay dành cho khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn ngân hàng khác với lãi suất bình quân khoảng 2,4-7,5%/năm.