Làng nghề mộc đìu hiu chưa từng có trong dịp tết

21/01/2024 - 15:01

PNO - Tết đã cận kề, song làng nghề mộc nổi tiếng ở Nghệ An vẫn phải giảm sản xuất, giảm giá sản phẩm, cho công nhân nghỉ việc do thiếu đơn hàng.

Làng nghề mộc Thuận Giang và Nam Thắng (xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là 2 làng nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ cấp nổi tiếng ở Nghệ An. Sản phẩm của 2 làng nghề này khá đa dạng, nổi tiếng nhất là bàn ghế cao cấp, giường, tủ kệ, tủ quần áo, bàn thờ tổ tiên…
Làng nghề Thuận Giang và Nam Thắng (xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) nổi tiếng với nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ. Sản phẩm của 2 làng nghề khá đa dạng, nổi tiếng, nhất là bàn ghế cao cấp, giường, tủ kệ, tủ quần áo, bàn thờ tổ tiên…
Những ngày này, cả 2 làng nghề mộc ở Quỳnh Hưng đều hiu hắt, ảm đạm chưa từng thấy dù tết Nguyên đán đã cận kề.
Những ngày này, tại 2 làng nghề không khí vô cùng ảm đạm.
Anh Phạm Công Lực (chủ một cơ sở đồ gỗ) nói rằng, chưa bao giờ nghề kinh doanh đồ mộc ở đây lại ế ẩm như năm nay. Đa số các hộ dân chỉ sản xuất cầm chừng, mỗi xưởng nhân công làm chỉ còn một vài người; thợ thì không có việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Anh Phạm Công Lực (chủ một cơ sở đồ gỗ) nói rằng, chưa bao giờ nghề kinh doanh đồ mộc ở đây lại ế ẩm như năm nay. Đa số các hộ chỉ sản xuất cầm chừng, mỗi xưởng chỉ còn vài nhân công, thợ mộc không có việc làm phải chuyển đổi nghề.
“Dịp này những năm trước, chúng tôi phải thuê thêm thợ làm cả ngày cả đêm đến tận 23 tết vẫn không kịp hàng để bán. Dịp tết, thường các đồ như bàn thờ tổ tiên, ông tài, ông địa…bán rất chạy. Nhưng năm nay hàng sản xuất ra hầu như đều bị tồn kho, không bán được” - anh Lực nói.
“Tết các năm trước, chúng tôi phải thuê thêm thợ làm cả ngày đêm đến tận 23 tết vẫn không kịp hàng. Dịp tết, thường các đồ như bàn thờ tổ tiên, ông tài, ông địa… bán rất chạy. Nhưng năm nay hàng sản xuất ra hầu như đều bị tồn kho, không bán được” - anh Lực nói.
Hàng làm xong tồn đọng nhiều, đơn hàng mới không có, anh Lực đành phải cho nhân công nghỉ việc, chỉ “giữ chân” 2 thợ mộc lành nghề ở lại làm việc “cầm chừng”.
Hàng tồn đọng nhiều, không có đơn hàng mới, anh Lực đành cho nhân công nghỉ việc, chỉ giữ 2 thợ mộc lành nghề ở lại làm “cầm chừng”.
Theo nhiều chủ cơ sở mộc ở xã Quỳnh Hưng, những năm trước đây, tầm tháng 9, tháng 10 hằng năm, lượng khách đến đặt và mua hàng khá đông. Tuy nhiên, năm nay đồ mộc ở đây ế ẩm từ đầu năm đến cận tết vẫn chưa dứt. Thiếu đơn hàng, các cơ sở buộc phải tiết giảm sản xuất, giảm giá sản phẩm… đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành song vẫn không mấy khả quan.
Theo nhiều chủ cơ sở mộc ở xã Quỳnh Hưng, những năm trước đây, tầm tháng 9, tháng 10 hằng năm, lượng khách đến đặt và mua hàng khá đông. Tuy nhiên, năm nay đồ mộc ở đây ế ẩm từ đầu năm đến cận tết. Thiếu đơn hàng, các cơ sở buộc phải giảm sản xuất, giảm giá sản phẩm… đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành song tình hình không mấy khả quan.
Chị Lê Thị Linh (32 tuổi) cho biết, năm nay kinh tế khó khăn chung, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” kéo theo sức mua yếu. Hàng hóa bị tồn đọng nhiều khiến cơ sở kinh doanh của chị giảm hơn 50% so với những năm trước.
Chị Lê Thị Linh (32 tuổi) cho biết, năm nay sức mua yếu, hàng tồn nhiều khiến cơ sở kinh doanh của chị giảm lượng hàng hóa đến hơn 50% so với những năm trước.
Đồ mộc “tắc” đầu ra khiến nhiều lao động sống dựa vào nghề này cũng gặp khó khăn. Công việc thất thường, thu nhập giảm, nhiều thợ mộc đành bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động.
Đồ mộc “tắc” đầu ra khiến nhiều lao động sống dựa vào nghề này gặp khó khăn. Công việc thất thường, thu nhập giảm, nhiều thợ mộc đành bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động.
Chị Lê Thị Liễu (trú xã Quỳnh Hưng) cho biết, những năm trước hàng làm ra không kịp bán, những người chuyên làm nghề đánh bóng đồ mộc như chị cũng làm không hết việc. “Nay hàng làm bán không được, công việc của họ cũng thất thường, lâu lâu mới có việc làm nên thu nhập chẳng ăn thua” - chị Liễu nói.
Chị Lê Thị Liễu (trú xã Quỳnh Hưng) cho biết, những năm trước hàng làm ra không kịp bán, những người chuyên làm nghề đánh bóng đồ mộc như chị cũng làm không hết việc. “Nay hàng làm bán không được, công việc của họ cũng thất thường, lâu lâu mới có việc làm nên thu nhập chẳng ăn thua” - chị Liễu nói.
Ông Trần Đình Trọng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng - cho biết, nghề mộc đem lại nguồn thu lớn cho người dân địa phương. Trung bình mỗi năm doanh thu từ nghề mộc đạt trên 200 tỉ đồng, tạo ra hàng trăm việc làm tại chỗ. Tuy nhiên, năm nay doanh thu giảm nhiều do hàng hóa “tắc” đầu ra, hầu hết các cơ sở đang bị tồn đọng hàng hóa nhiều.
Ông Trần Đình Trọng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng - cho biết, nghề mộc đem lại nguồn thu lớn cho người dân địa phương. Trung bình mỗi năm doanh thu từ nghề mộc đạt trên 200 tỉ đồng, tạo ra hàng trăm việc làm tại chỗ. Tuy nhiên, năm nay doanh thu giảm nhiều do không có đầu ra, hầu hết các cơ sở đang bị tồn hàng nhiều.
Toàn xã có hơn 300 hộ gia đình sản xuất đồ mộc song nay chỉ còn hơn 100 hộ còn bám trụ lại với nghề. “Kinh doanh thua lỗ nên nhiều hộ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Trước đây, toàn xã có hơn 800 người làm nghề thợ mộc, đánh bóng đồ mộc thì nay cũng chỉ còn chưa đến 400 người còn việc làm. Số còn lại đều đã đi làm ăn xa” - ông Trọng nói.
Toàn xã có hơn 300 hộ gia đình sản xuất đồ mộc song nay chỉ còn hơn 100 hộ bám trụ lại với nghề. “Kinh doanh thua lỗ nên nhiều hộ phải chuyển đổi nghề. Trước đây, toàn xã có hơn 800 người làm nghề thợ mộc, đánh bóng đồ mộc thì nay chỉ còn chưa đến 400 người còn việc làm. Số còn lại đều đã đi làm ăn xa” - ông Trọng nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI