Lắng nghe chuyên gia: Đừng quên mũi của bạn luôn cần được bảo vệ!

29/06/2018 - 16:30

PNO - Tại Việt Nam, chất lượng không khí đang suy giảm một cách đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, đặc biệt là những vấn đề về đường hô hấp.

Trước thực trạng này, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ đặt ra khi tham gia buổi tọa đàm trực tuyến “Những sai lầm trong bảo vệ đường hô hấp trước ô nhiễm không khí và thói quen hiệu quả 1-2-3 xịt sạch mỗi ngày” - với sự tham gia của hai chuyên gia đầu ngành tai mũi họng: PGS-TS-BS Đặng Xuân Hùng – Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam; Trưởng khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM – chuyên gia Bạch Thiên Phương. Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia.

Mũi - cửa ngõ hô hấp đối mặt với những nguy cơ "chết"

Đầu tiên là hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí, chủ yếu là bụi lơ lửng từ các hoạt động giao thông. Nguy hiểm nhất là bụi siêu mịn có đường kính 2,5μm (micrometer) dễ đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp, xơ hóa phổi và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

Nguy cơ “chết” thứ hai là khí độc thải ra từ các phương tiện giao thông. Đáng ngại là NO (Nitơ Monoxit), CO (Cacbon Monoxit), NH3 (Amoniac), SO2 (Anhiđrit Sunfurơ). Đây là những chất cực kỳ nguy hại, nếu đi vào đường hô hấp có thể gây kích niêm mạc mũi, tổn thương niêm phổi, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Nguy cơ nghiêm trọng  khác là sự gia tăng lượng vi khuẩn nguy hiểm. Ô nhiễm không khí khiến các vi khuẩn có hại tăng cường khả năng kháng kháng sinh, có thể biến đổi thành các chủng vi khuẩn nguy hiểm hơn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Lang nghe chuyen gia: Dung quen mui cua ban luon can duoc bao ve!
 

PGS-TS Đặng Xuân Hùng cho biết: “Mỗi người sẽ hít trực tiếp khoảng 10.000 lít khí bao gồm những độc chất, chất ô nhiễm, vi sinh vật mỗi ngày. Đường hô hấp là nơi bị tổn thương đầu tiên, vì mũi và cơ quan hô hấp là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, ô nhiễm nặng nề từ đó sẽ làm sức khỏe suy yếu, nhất là đối với trẻ em”.

Lang nghe chuyen gia: Dung quen mui cua ban luon can duoc bao ve!
 

Với trẻ em, tình trạng này nguy hiểm hơn, theo chuyên gia Bạch Thiên Phương: “Hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm nên dễ mắc bệnh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, lượt bệnh nhi đến khám tăng hai - ba lần trong thời điểm giao mùa, trong đó 70% trẻ bị mắc các bệnh lý hô hấp do ô nhiễm không khí gây ra”.

Phá vỡ “dấu hiệu chết” của hệ hô hấp với mỗi ngày hai lần ba nhát xịt

Một trong những sai lầm lớn nhất là nhiều người cho rằng khẩu trang có thể bảo vệ cho đường hô hấp, mà không biết những hạt bụi siêu mịn dễ dàng đi qua và tích tụ trong mũi gây ra những bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, việc không vệ sinh mũi thường xuyên hoặc xịt, rửa mũi chưa đúng cách cho trẻ vô tình gây tổn thương mũi; hay không vệ sinh máy lạnh, không gian sống để vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ; hoặc ngoáy mũi bằng tay, hút mũi trẻ bằng miệng… đều không nên.

Chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng việc người dân nên có thói quen vệ sinh mũi mỗi ngày bằng phương pháp đơn giản, hiệu quả: “Thói quen 1-2-3 xịt sạch với nước biển sâu Xisat”.

Vậy thói quen 1-2-3 xịt sạch với nước biển sâu là gì?

1 - là mỗi ngày, vệ sinh mũi giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ viêm mũi xoang, phòng ngừa các biến chứng của viêm mũi xoang ở cả người lớn và trẻ em.

2 - là hai lần, một vào buổi sáng ngay sau khi đánh răng - vì lúc này nhiệt độ giảm thấp, độ ẩm cao hơn dễ gây kích ứng, ứ đọng dịch tiết, gây ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang tái phát và một lần vào buổi tối để tống sạch bụi bẩn vi khuẩn sau một ngày dài tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

3 - là ba nhát xịt/bên mũi để đưa một lượng nước biển sâu vừa đủ thấm trong các ngóc ngách trong mũi, tống được các tác nhân gây bệnh ứ đọng ở trong các ngách mũi.

Lang nghe chuyen gia: Dung quen mui cua ban luon can duoc bao ve!
 

Giải thích cho thói quen này, PGS-TS Đặng Xuân Hùng chia sẻ: “Xoang mũi chúng ta là hốc rãnh nên rất dễ bị ứ đọng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khi tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm mỗi ngày thì tương ứng ngày nào cũng phải vệ sinh mũi sạch sẽ”.

Tại sao là hai lần với ba nhát xịt mỗi bên, ông cho biết: “Sáng một lần, tối một lần và nếu được thì thêm cả buổi trưa để tẩy sạch chất bẩn, vi trùng, vi khuẩn các chất gây viêm nhiễm. Mỗi lần xịt sạch sau thời gian ngắn tiếp xúc với không khí ô nhiễm như vậy sẽ khiến cho các chất bụi bẩn trong mũi không đủ thời gian để lắng đọng ở niêm mạc, không có cơ hội phát triển gây bệnh. Còn ba nhát xịt là chuyên gia khuyên dùng vì khi xịt cần đủ áp lực xịt sâu vào trong mũi với hàm lượng, nồng độ và vi chất phù hợp để đạt hiệu quả cao trong việc đẩy lùi các bệnh lý hô hấp. Trong trường hợp đang điều trị bệnh thì liều lượng sẽ cần theo chỉ định của bác sĩ”.

Tại sao phải xịt sạch với nước biển sâu Xisat?

Nước biển sâu ở độ sâu từ 400m - 500m có hàm lượng muối phù hợp với sinh lý tự nhiên của cơ thể, chứa tới 12 khoáng chất như đồng, kẽm... Các vi chất này cực kỳ có lợi đối với sức khỏe mũi xoang, giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, tăng sức đề kháng và phục hồi chức năng của niêm mạc mũi. Đặc biệt đối với hệ thống niêm mạc mũi trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, nước biển sâu sẽ rất hữu hiệu trong phòng ngừa sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi xoang.

Đối với trẻ em, chuyên gia Bạch Thiên Phương nhấn mạnh: “Nước biển sâu đã qua xử lý với nồng độ phù hợp sẽ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ còn yếu và cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh, nên lưu ý chọn những sản phẩm nước biển sâu với loại dành riêng cho trẻ có đầu xịt áp lực nhẹ, phun sương hạt mịn và tuyệt đối không dùng miệng hút mũi để tránh gây ra nhiễm trùng cho bé”.

Lang nghe chuyen gia: Dung quen mui cua ban luon can duoc bao ve!
 

Để biết thêm thông tin về buổi tọa đàm “Những sai lầm trong bảo vệ đường hô hấp trước ô nhiễm không khí và thói quen hiệu quả 1-2-3 xịt sạch mỗi ngày”, vui lòng xem tại https://www.facebook.com/Eva.TinTuc/videos/1765392610207296/?hc_location=ufi

T.C

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI