Lặng lẽ đau

24/09/2015 - 07:18

PNO - Người ta thường nghĩ, bạo lực gia đình luôn đi kèm với tiếng gào khóc, la hét ồn ào, với cảnh tay đấm chân đá… nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Nói đúng ra, thứ bạo lực ầm ĩ đó chỉ là bạo lực dạng “thông thường” phổ biến, còn có những thứ bạo lực không hề có tiếng động đi kèm, mà đau, mà uất nghẹn, mà không cách gì chống đỡ nổi.

Nó như những đòn đánh vào chỗ hiểm, người bị đánh không kêu la gì được mà chỉ có thể gập mình lại sụm xuống. Đó mới là thứ bạo lực đáng sợ.

Lang le dau
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Khinh rẻ ra mặt

“Chúng tôi không thể tiếp tục sống chung. Cô ấy khinh người quá đáng!” - câu nói của người chồng giữa phiên tòa ly hôn chất chứa bao tủi nhục, khốn khổ. Người vợ son phấn rực rỡ, hất đầu thách thức.

Người chồng rúm ró thảm hại, những nếp nhăn hằn sâu trên khóe miệng. Họ ly hôn với lý do sống không hòa hợp. Dù tòa cố gắng hòa giải, hàn gắn, nhưng thái độ khinh thường, kẻ cả của người vợ đã đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của họ.

Hỏi ra mới biết, anh chị từng là một đôi hạnh phúc, cho tới khi anh bị phát hiện mắc một căn bệnh về mắt, khiến anh không thể làm việc được trên máy tính. Anh vốn là kỹ sư tin học nên căn bệnh này đã lấy đi tất cả cơ hội kiếm tiền mưu sinh hay phát triển, thăng tiến của anh.

Anh ngày càng mặc cảm, rụt rè, ít nói do nhìn kém, kiếm tiền ít, thuốc thang lại đắt đỏ. Vợ anh tìm thêm việc làm, giao toàn bộ việc nhà lại cho anh. Họ đang ở cùng mẹ chồng đau yếu nên anh đành nghỉ việc ở nhà chăm lo cho mẹ.

Lâu dần, vợ chồng Lặng lẽ Chị nói đắng chát: “Chồng chẳng còn quan tâm gì đến nhau. Vợ anh gọi chồng và mẹ chồng là “cái gánh nợ đời” mà cô phải trả. Nhiều hôm, mẹ già gọi gì đó, anh rờ rẫm chậm chạp do mắt kém chưa xuống kịp cầu thang, vợ anh lạnh mặt bảo cả cái lũ ăn hại ở nhà này không đáng nuôi.

Bà cụ mất, tang lễ chưa được một tuần, anh đã viết đơn ly hôn, chị ký ngay không thèm đọc. Anh rời cái nhà này ra thì có mà đi ăn mày, chị nghĩ vậy. Nhưng không, anh lẳng lặng dọn đồ sang ở tạm nhà chị ruột, chờ tòa xử.

Anh bảo, bao năm qua anh đã hứng chịu một thứ bạo lực vô hình. Sự khinh bỉ, lạnh lùng của vợ không có tiếng nói, nhưng kinh khủng hơn nhiều so với việc cãi vã, xô xát.

Anh đau mà không thốt được ra lời, đau mà phải cắn răng chịu, không thể than thở với ai. Thà anh mò mẫm đi bán bánh giò buổi tối kiếm tiền sống, anh cũng làm.

Bỏ lửng

Vợ chồng họ chán nhau ngay sau ngày cưới, vì anh phát hiện vợ không còn trong trắng. Thế nhưng từ bấy đến nay hơn bốn năm, họ vẫn sống cùng một nhà.

Cô vợ bề ngoài như có tất cả: nhà riêng, chồng học hành đàng hoàng, có nghề nghiệp ổn định, vui vẻ với hàng xóm láng giềng… Có điều, hai vợ chồng không có con.

Chỉ vợ chồng họ mới biết, trong căn hộ nhỏ ấy là cuộc sống “năm không”: không trò chuyện, không cơm nước, không ngủ chung, không con cái và không ly hôn!

Tất cả tài sản đều đứng tên anh từ trước đám cưới, hoặc do người nhà anh đứng tên. Cô vợ không có một đồng xu, không có công ăn việc làm, chỉ sống dè xẻn dựa vào khoản tiền chỉ đủ cầm hơi mà anh chồng thỉnh thoảng “thí” cho.

Nghĩ rằng cô đã lừa gạt, cắm sừng mình, anh ta căm ghét vợ. Tự cho mình là người có học, anh ta chọn cách trừng phạt vợ văn minh: không thượng cẳng chân hạ cẳng tay, cũng không tạo ra bất cứ lý do gì để cô vợ lấy cớ xin ly hôn.

Anh ta chỉ kiên quyết không cho cô được nhập hộ khẩu, coi như cô không có mặt trong nhà, thể hiện sự khinh bỉ bằng cách không thèm đụng chạm vào "tấm thân dơ bẩn" của vợ. Cuộc trừng phạt kéo dài, cô vợ từ một cô gái khỏe mạnh, xinh xắn, trở thành một thiếu phụ trầm uất, héo hắt.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI