Làng hương truyền thống tất bật vào vụ Tết

31/12/2021 - 06:50

PNO - Những tháng cuối năm, người dân làng hương Dưỡng Thái Bắc (xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) lại tất bật ngày đêm chuẩn bị cho đơn hàng Tết.

 Thôn Dưỡng Thái Bắc nằm ven quốc lộ 5A, từ nhiều năm nay làng đã duy trì và phát triển nghề làm hương trầm, hương lăn, hương nhúng . . . vốn có từ rất lâu đời. Đây cũng là làng nghề đầu tiên của huyện Kim Thành được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là làng nghề truyền thống.

Đến thôn Dưỡng Thái Bắc, xã Phúc Thành (Kim Thành - Hải Dương) những ngày này dễ dàng bắt gặp những bó hương đang được phơi đầy sân của các hộ dân. Đây là làng làm hương truyền thống nổi tiếng, có từ hơn một trăm năm nay.
Đến thôn Dưỡng Thái Bắc những ngày này dễ dàng bắt gặp những bó hương đang được phơi đầy sân của các hộ dân. Đây là làng làm hương truyền thống nổi tiếng, có từ hơn một trăm năm nay.
Thôn hiện có hơn 40 hộ sản xuất hương. Thời điểm này, hầu hết các hộ làm nghề đều đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chuẩn bị máy móc để sẵn sàng sản xuất hương với số lượng lớn phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm và lễ hội đầu xuân.
Hiện thôn có hơn 40 hộ sản xuất hương. Thời điểm này, các hộ làm nghề đều đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để sẵn sàng sản xuất hương với số lượng lớn phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm và lễ hội đầu xuân. 
Ghé thăm sơ sở làm hương gia truyền của chị Thúy, Trong xưởng lúc này có khoảng 10 công nhân tại đây mọi người đang tất bật làm việc, người thì vuốt hương, lăn hương, phơi hương, đóng gói. 
Ghé thăm cơ sở làm hương gia truyền của chị Thúy, trong xưởng lúc này có khoảng 10 công nhân. Mọi người đang tất bật làm việc, người thì vuốt hương, lăn hương, người thì phơi hương, đóng gói. 
Chị Thúy chia sẻ: “Nghề làm hương rất vất vả, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót tre, phơi nhuộm chân tăm nhang, đặc biệt để làm ra bột hương thì phải rất kỳ công. Nguyên liệu gồm có nhựa trám và than nhưng lại làm nên nét rất riêng cho làng nghề. Mỗi nghệ nhân lại có cách pha chế khác nhau cho ra sản phẩm có mùi hương thơm riêng.”
Chị Thúy chia sẻ: “Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót tre, phơi nhuộm chân tăm nhang, đặc biệt để làm ra bột hương thì phải rất kỳ công. Nguyên liệu gồm có nhựa trám và than nhưng lại làm nên nét rất riêng cho làng nghề. Mỗi nghệ nhân lại có cách pha chế khác nhau cho ra sản phẩm có mùi hương thơm riêng".
Để làm ra một cây nhang hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót cốt (tre, nứa, điền thanh), phơi nhuộm chân tăm nhang. Tăm nhang được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa sau đó được lăn trên mạt gỗ để dễ bắt cháy.
Để làm ra một cây nhang hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót cốt (tre, nứa, điền thanh), phơi nhuộm chân tăm nhang. Tăm nhang được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa sau đó được lăn trên mạt gỗ để dễ bắt cháy.
Nhựa trám được nghiền ra, đem nấu lên, lọc rồi trộn với bột than tạo thành hỗn hợp màu đen nhánh.
Nhựa trám được nghiền ra, đem nấu lên, lọc rồi trộn với bột than tạo thành hỗn hợp màu đen nhánh.
Cây hương được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa, lăn qua bột hương. Để cây hương cháy lâu, người thợ làm nhang lặp lại quy trình trên 2-3 lần.
Cây hương được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa rồi lăn qua bột hương. Để cây hương cháy lâu, người thợ làm nhang lặp lại quy trình trên 2-3 lần.
Những người thợ ở đây cho biết cán hương là công việc khó nhất, quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. bởi khi lăn phải nhẹ tay, vừa lăn vừa ép cho thịt bột bám đều vào que hương, có như vậy thì cây hương mới đẹp và chắc.
Những người thợ ở đây cho biết, cán hương là công việc khó nhất, quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bởi khi lăn phải nhẹ tay, vừa lăn vừa ép cho thịt bột bám đều vào que hương, có như vậy thì cây hương mới đẹp và chắc.
Mỗi nén hương được những bàn tay cẩn thận của người thợ chăm sóc, uốn nắn một cách tận tình để cho ra những sản phẩm đẹp và đồng đều về mặt chất lượng cũng như hình thức.
Mỗi nén hương được những bàn tay cẩn thận của người thợ chăm sóc, uốn nắn một cách tận tình để cho ra những sản phẩm đẹp và đồng đều về mặt chất lượng cũng như hình thức.
Sau đó những cây được gộp thành bó đem ra phơi nắng và gió tự nhiên để khô và dần trở nên cứng cáp hơn.
Sau khi thành hình, những cây được gộp thành bó đem ra phơi nắng và gió tự nhiên để khô và dần trở nên cứng cáp hơn.
Hiện tại xưởng đang tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân làm chuyên tại xưởng và một số người làm công nhật chủ yếu là người trong làng mang lại thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.
Hiện tại xưởng đang tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân làm chuyên tại xưởng và một số người làm công nhật chủ yếu là người già trong làng, mang lại thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.
“Cũng mừng khi thấy họ có công ăn việc làm để kiếm thêm thu nhập, nhờ họ xưởng cũng có được lao động duy trì sản xuất”. Chị Thúy chia sẻ thêm.
“Cũng mừng khi thấy họ có công ăn việc làm để kiếm thêm thu nhập, nhờ họ xưởng cũng có được lao động duy trì sản xuất”, chị Thúy chia sẻ thêm.
Bà Đỗ Thị Thi (74 tuổi) đã làm hương  được khoảng chục năm nay. Trước đây, bà làm công nhân nhà máy, rồi sức khỏe không bảo đảm nên đã chuyển sang một việc làm mới là ngồi cán hương để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Bà Thi chia sẻ: “ Đi làm hương này vừa vui vừa có tiền, công việc cũng không có gì vất vả, người già như chúng tôi cũng có thể làm được.”
Bà Đỗ Thị Thi (74 tuổi) đã làm hương được khoảng chục năm nay. Trước đây, bà làm công nhân nhà máy, rồi sức khỏe không bảo đảm nên đã chuyển sang một việc làm mới là ngồi cán hương để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Bà Thi cho biết: “Đi làm hương này vừa vui vừa có tiền, công việc cũng không có gì vất vả, người già như chúng tôi cũng có thể làm được".
Ngồi cân đo rồi đóng hương vào túi, bà Trần Thị Nga (68 tuổi) nói: “Tôi theo làm hương cũng đã được hơn 5 năm. Nghề làm nhang ở đây không bị gò bó về thời gian và tương đối đơn giản nên độ tuổi nào cũng có thể làm được. Công việc chính của tôi ở đây là đóng gói hàng, thu nhập hàng tháng cũng ổn định, tùy theo năng suất làm, tháng nhiều cũng được 5-6 triệu, ít thì 2-3 triệu.”
Ngồi cân đo rồi đóng hương vào túi, bà Trần Thị Nga (68 tuổi) nói: “Tôi theo làm hương cũng đã được hơn 5 năm. Nghề làm hương ở đây không bị gò bó về thời gian và tương đối đơn giản nên độ tuổi nào cũng có thể làm được. Công việc chính của tôi ở đây là đóng gói hàng, thu nhập hàng tháng cũng ổn định, tùy theo năng suất làm, tháng nhiều cũng được 5-6 triệu, ít thì 2-3 triệu".
Những gói hương được đóng gói cẩn thận để xuất bán ra thị trường.
Những gói hương được đóng gói cẩn thận để xuất bán ra thị trường.
Đa số các hộ dân trong thôn Thái Dưỡng Bắc làm nhang quanh năm vì thị trường tiêu thụ rất rộng, cao điểm nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên đán. Người dân nơi đây cho biết từ tháng 10 đến gần hết tháng 12 âm lịch là giai đoạn bận rộn nhất của những người làm hương trong làng.
Đa số các hộ dân trong thôn Thái Dưỡng Bắc làm hương quanh năm vì thị trường tiêu thụ rất rộng, cao điểm nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Người dân nơi đây cho biết từ tháng 10 đến gần hết tháng 12 âm lịch là giai đoạn bận rộn nhất của những người làm hương trong làng.
Những ngày này, không khí của các hộ sản xuất hương trở nên tất bật hơn bao giờ hết, có xưởng nhân công phải sản xuất cả đêm. Người làm hương, người phơi, người đóng gói, rộn rã cả làng quê...
Những ngày này, không khí của các hộ sản xuất hương trở nên tất bật hơn bao giờ hết, có xưởng nhân công phải sản xuất cả đêm. Người làm hương, người phơi, người đóng gói, rộn rã cả làng quê...
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Trên bàn thờ gia tiên của người Việt, nhang (hương) là thứ không thể thiếu trong những dịp lễ, tết, hiếu, hỉ.... Nhang được xem như chiếc cầu nối giữa thế giới thực tại và tâm linh, là “chiếc xe” chuyên chở những lời thỉnh cầu hay ước mong của con người đến với tổ tiên, trời, Phật. Vì thế, những làng nghề làm nhang ở Việt Nam nói chung và làng nghề làm nhang ở Dưỡng Thái Bắc nói riêng đã và đang góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đó.
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Trên bàn thờ gia tiên của người Việt, hương là thứ không thể thiếu trong những dịp lễ, tết, hiếu, hỉ.... Hương được xem như chiếc cầu nối giữa thế giới thực tại và tâm linh, là “chiếc xe” chuyên chở những lời thỉnh cầu hay ước mong của con người đến với tổ tiên, trời, Phật. Vì thế, những làng nghề làm hương ở Việt Nam nói chung và làng nghề làm hương ở Dưỡng Thái Bắc nói riêng đã và đang góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đó.

Ngọc Linh
 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI