Làng gốm cổ có một không hai trên cao nguyên Đắk Lắk

06/11/2023 - 16:19

PNO - Có dịp đến tỉnh Đắk Lắk, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên về làng gốm cổ độc đáo hàng trăm năm tuổi của đồng bào M’nông.

 

Nép mình dưới chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, xã Yang Tao (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có đến 90% đồng bào dân tộc M’nông sinh sống.
Nép mình dưới chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, xã Yang Tao (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có đến 90% đồng bào dân tộc M’nông sinh sống.
Nép mình dưới chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, người dân tộc M’nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) vẫn giữa được nghề gốm hàng trăm năm tuổi. Đến nay, làng gốm cổ có một không hai này vẫn giữ được những đặc trưng riêng, mộc mạc, đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa.
Trải qua bao thăng trầm, người M’nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao) vẫn giữ được nghề gốm hàng trăm năm tuổi. Đến nay, làng gốm cổ có một không hai này vẫn giữ được những đặc trưng riêng, mộc mạc, đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa.
Quy trình làm gốm ở buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao được thực hiện hoàn toàn thủ công.
Quy trình làm gốm ở buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao được thực hiện hoàn toàn thủ công.
Nguyên liệu làm gốm là đất sét được lấy từ bờ sông, dưới chân núi Chư Yang Sin
Nguyên liệu làm gốm là đất sét được người M'nông lấy từ bờ sông, dưới chân núi Chư Yang Sin.
Đất sét sau khi được lấy về được loại bỏ tạp chất, ủ cẩn thận trước khi sử dụng để chế tác sản phẩm gốm.
Đất sét sau khi được lấy về được loại bỏ tạp chất, ủ cẩn thận.
Nguyên liệu đất sét được giã nhuyễn trước khi trước khi sử dụng để chế tác sản phẩm gốm.
Nguyên liệu đất sét được giã nhuyễn trước khi chế tác sản phẩm.
Trong quá trình chế tác, người M’Nông ở Yang Tao không dùng bàn xoay như các làng gốm khác mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70cm. Sau đó, người làm gốm di chuyển quanh đế, sử dụng thanh tre vót mỏng, miếng vải ướt và vòng tre để tạo hình sản phẩm.
Trong quá trình chế tác, người M’Nông không dùng bàn xoay mà để đất đã giã nhuyễn trên đế gỗ, rồi di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng, miếng vải ướt và vòng tre để tạo hình sản phẩm.
sản phẩm khô đến độ nhất định, nghệ nhân sử dụng que tre, que củi, lông nhím để vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá chà xát bề mặt cho đến khi đạt độ láng bóng.
Các sản phẩm sau khi hoàn thành tạo hình, được mang đi phơi khô trước khi nung.
Gốm được nung lộ thiên bằng củi đến khi thấy tất cả đã đỏ rực. Sau đó, người M'nông sử dụng vỏ trấu hoặc mùn cưa để hun, tạo màu đen bóng tự nhiên và mang đặc trưng riêng cho gốm Dơng Bắk.
Gốm được nung lộ thiên bằng củi đến khi thấy tất cả đã đỏ rực. Sau đó, người M'nông sử dụng vỏ trấu hoặc mùn cưa để hun, tạo màu đen bóng tự nhiên và mang đặc trưng riêng cho gốm Dơng Bắk.
Sau một quy trình kỹ lưỡng, những sản phẩm gốm thủ công của người M’nông tại buôn Dơng Bắk
Sau một quy trình kỹ lưỡng, những sản phẩm gốm thủ công của người M’nông tại buôn Dơng Bắk cũng hoàn thiện. 
Sản phẩm gốm Yang Tao không chỉ là thau, chậu, nồi niêu, chén bát như xưa nữa mà có thêm ấm trà, khay, đĩa, ly, tách, ché, con voi, con rùa… chế tác tinh xảo
Sản phẩm gốm buôn Dơng Bắk không chỉ có thau, chậu, nồi niêu, chén bát mà có cả ấm trà, khay, dĩa, ly, tách, ché, bình hoa... được chế tác tinh xảo.
Những con voi, con trâu được làm bằng gốm.
Những con voi, con trâu được làm bằng gốm.
Nhiều đoàn du khách đến thăm quan làng gốm cổ buôn Dơng Bắk.
Nhiều đoàn du khách không khỏi thích thú khi đến tham quan làng gốm cổ buôn Dơng Bắk.
Đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhiều nghệ nhân tại buôn Dơng Bắk vẫn say mê với nghề làm gốm thủ công.
Dù thu nhập từ nghề này vẫn chưa như mong muốn nhưng nhiều nghệ nhân người M'nông tại buôn Dơng Bắk vẫn say mê với nghiệp làm gốm thủ công.

Văn Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI