Làng đúc lư đồng Sài Gòn rộn ràng chạy đua với Tết

09/01/2018 - 14:00

PNO - Những ngày này, các thợ và nghệ nhân tại làng An Hội (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đang tất bật sản xuất những bộ lư đồng phục vụ Tết Mậu Tuất 2018 sắp tới.

Đến làng đúc lư đồng An Hội, nằm ở khu vực đường Nguyễn Duy Cung  (P.12, Q.Gò Vấp) vào thời gian này, chúng tôi cảm nhận được không khí làm việc hết sức tất bật của những người thợ, nghệ nhân nơi đây. 

Từ sáng sớm, nhiều âm thanh của búa đập, tiếng ghè, đục đẽo… vang lên dồn dập.

Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
Để làm ra một bộ lư đồng hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn. Trong ảnh, các nghệ nhân đang tạo khuôn đúc bằng đất sét.
Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
 
Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
Một nghệ nhân đang thực hiện hoàn thiện khuôn đúc bằng đất sét.

Bên trong lò đúc Năm Toàn – một trong 4 lò truyền thống còn sót lại của làng nghề đúc lư đồng tồn tại hơn 100 năm nay, hàng chục thợ đúc lư đang miệt mài thực hiện nhiều công đoạn để cho ra lò những chiếc lư đồng nổi tiếng khắp gần xa.

Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
Các nghệ nhân đang đục khuôn đất sét để lấy thành phẩm lư đồng bên trong

Theo ông Trần Văn Toàn – Chủ cơ sở đúc lư đồng Năm Toàn: “Thông thường, mỗi cơ sở ở đây cung ứng quân bình cho thị trường khoảng 100 sản phẩm/ tháng. Nhưng đến tháng Chạp, nhu cầu tăng cao, khách hàng khắp nơi tìm đặt hàng nên mỗi cơ sở nhận đơn hàng khoảng 200 bộ sản phẩm.

Hiện lư đồng An Hội có 2 loại: loại lư Bắc có dáng tròn trĩnh hoặc bầu dẹp, lư Nam dáng vuông. Loại hàng chợ, giá thường từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/bộ và loại hàng đặt, giá dao động từ 5 triệu đến 20 triệu đồng/bộ, tùy theo kích cỡ, độ tinh xảo, kỳ công của các họa tiết.

Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
Các nghệ nhân đang hoàn thiện sản phẩm lư đồng sau khi lấy ra từ khuôn.

Theo các nghệ nhân nơi đây, để tạo ra một lư đồng thành phẩm, cần phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó gồm các khâu chính: làm và nung khuôn, nấu đồng tan chảy để đổ vào khuôn, làm nguội để lấy sản phẩm và cuối cùng là hàn, chạm thêm họa tiết rồi đánh bóng sản phẩm. Nhiều công đoạn với lắm công phu nên mỗi bộ lư cần phải hơn 20 ngày mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh.

Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
Bà Nguyễn Thị Nhị, 93 tuổi, có thâm niên 40 năm làm nghề đúc lư đồng.

Tồn tại hơn 100 năm nay, làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội xưa kia nức tiếng bởi mẫu mã đa dạng, hoa văn đẹp và có độ bền cao. Những năm cuối thế kỷ 19 được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề đúc lư đồng An Hội, có tới 50 cơ sở đúc lư đồng.

Những cơ sở như Ba Cồ, Hai Thắng, Quốc Kiển, Năm Toàn đã tạo nên danh tiếng cho làng.

Lang duc lu dong Sai Gon ron rang chay dua voi Tet
Cận cảnh phần trên của chiếc lư đồng có họa tiết tinh xảo hoàn thiện từ lò lư đồng Năm Toàn.

Nhưng qua sự biến thiên của thời gian, đất đai thu hẹp, giá đồng cao, hàng hóa không bán được…đa số cơ sở đúc đồng ở đây đã phải bỏ nghề. Còn rất ít nghệ nhân tâm huyết vẫn giữ lửa và đeo bám giữ lấy nghề.

Những ngày cận Tết Mậu Tuất 2018, làng lư đồng duy nhất ở Sài Gòn rộn ràng, náo nhiệt. Các nghệ nhân, người lao động vẫn miệt mài hoàn thiện sản phẩm để cung cấp  ra thị trường, làm trang trọng bàn thờ gia tiên những ngày tết đến, xuân về.

                                                                                              Hoài An – Phạm Việt

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI