Làng đóng tàu hơn 700 năm “khát việc”

28/07/2024 - 15:06

PNO - Thiếu đơn hàng, hàng chục cơ sở đóng tàu ở làng đóng tàu hơn 700 năm "vang bóng một thời" ở Nghệ An phải đóng cửa, chuyển nghề.

Tỉ mỉ kiểm tra bộ khung tàu đánh cá 880CV đang dần thành hình, ông Nguyễn Văn Tú (64 tuổi, quê tỉnh Nam Định) cho biết, sở dĩ chọn làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) để đóng tàu đánh cá mới bởi đã nghe tiếng từ lâu. “Đợt này tàu cũ của tôi đã xuống cấp nên phải đóng tàu mới. Tôi được nhiều người giới thiệu đến làng nghề này vì đã có tiếng lâu đời, hơn nữa ở đâu họ có thể tuỳ chỉnh tàu theo yêu cầu của mình nên rất hợp ý tôi” - ông Tú nói.
Tỉ mỉ kiểm tra bộ khung tàu đánh cá 880CV đang dần thành hình, ông Nguyễn Văn Tú (64 tuổi, quê tỉnh Nam Định) cho biết, ông chọn làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) để đặt đóng tàu đánh cá mới bởi đã nghe tiếng từ lâu. “Tôi được nhiều người giới thiệu đến làng nghề này vì đã có tiếng lâu đời, hơn nữa ở đây họ có thể tùy chỉnh tàu theo yêu cầu của mình nên rất hợp ý tôi” - ông Tú nói.
Con tàu 880 mã lực này là một trong ít đơn hàng trong năm nay ở cơ sở đóng tàu của ông Hoàng Văn Lệ (57 tuổi, trú làng Trung Kiên). Cơ sở này từng có hơn 60 công nhân, mỗi năm đóng trên 20 tàu đánh cá. Song từ năm 2017, số lượng đơn hàng giảm dần. 3 năm gần đây, mỗi năm ông Lệ chỉ nhận được 3,4 đơn hàng đóng tàu mới.
Con tàu 880 mã lực này là một trong số ít đơn hàng trong năm nay ở cơ sở đóng tàu của ông Hoàng Văn Lệ (57 tuổi, trú làng Trung Kiên). Cơ sở này từng có hơn 60 công nhân, mỗi năm đóng trên 20 tàu đánh cá. Song từ năm 2017, đơn hàng giảm dần. 3 năm gần đây, mỗi năm ông Lệ chỉ nhận được 3, 4 đơn hàng đóng tàu mới.
Trong ký ức của ông Lệ, thời hoàng kim nhất của làng nghề đóng tàu Trung Kiên là giai đoạn từ năm 2005-2017. Ngày đó, âm thanh từ tiếng đục, tiếng búa, tiếng cưa xen lẫn trong tiếng cười nói của công nhân luôn vang vọng cả một vùng cửa biển.
Trong ký ức của ông Lệ, thời hoàng kim nhất của làng nghề đóng tàu Trung Kiên là từ năm 2005-2017. Ngày đó, âm thanh từ tiếng đục, tiếng búa, tiếng cưa xen lẫn trong tiếng cười nói của công nhân luôn vang vọng cả một vùng cửa biển.
Thời điểm đó, trung bình mỗi năm làng Trung Kiên đóng cả trăm tàu đánh cá công suất 300-1.000CV, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.
Thời điểm đó, trung bình mỗi năm làng Trung Kiên đóng cả trăm tàu đánh cá công suất 300-1.000CV, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.
Người dân làng Trung Kiên tin rằng, tổ sư của làng nghề là ông Nguyễn Quý Công. Tương truyền, hơn 700 năm trước, trong một lần thuyền vua Lê Thánh Tông đi thị sát tình hình ở Nghệ An, không may gặp đoạn nước sông cạn, thuyền lỡ vào không đi tiếp được. Khi đó, ông Nguyễn Quý Công xin ra mắt nhà Vua và hiến kế. Cảm mến tài năng của ông Nguyễn Quý Công, vua Lê đã giao ông cai quản việc đóng tàu chiến tại làng. Khi ông qua đời, dân làng dựng đền thờ ngay đầu làng.
Dân làng tin rằng, tổ sư của làng nghề là ông Nguyễn Quý Công. Tương truyền, hơn 700 năm trước, trong một lần thuyền vua Lê Thánh Tông đi thị sát tình hình ở Nghệ An, không may gặp đoạn nước sông cạn, thuyền lỡ vào không đi tiếp được. Khi đó, ông Nguyễn Quý Công xin ra mắt nhà vua và hiến kế. Cảm mến tài năng của ông Nguyễn Quý Công, vua Lê đã giao ông cai quản việc đóng tàu chiến tại làng. Khi ông qua đời, dân làng dựng đền thờ ngay đầu làng.
Năm 2014, Trung Kiên được vinh danh là làng nghề tiêu biểu của Việt Nam và được tặng danh hiệu đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu của cả nước.
Năm 2014, Trung Kiên được vinh danh là làng nghề tiêu biểu của Việt Nam và được tặng danh hiệu đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu của cả nước.
Đứng nhìn những chiếc tàu đang dần được hoàn thiện, ông Lệ nói rằng, có nhiều nguyên nhân khiến làng nghề vang bóng một thời này bỗng đìu hiu, vắng những âm thanh quen thuộc. Nhưng yếu tố quyết định nhất là do thiếu đơn hàng. Những năm gần đây, nghề đi biển gặp khó khăn, chi phí tăng cao, trong khi giá hải sản thấp khiến ngư dân bị thua lỗ kéo dài nên không đóng thêm tàu mới.
Đứng nhìn những chiếc tàu đang dần được hoàn thiện, ông Lệ nói rằng, có nhiều nguyên nhân khiến làng nghề trở nên đìu hiu. Nhưng yếu tố quyết định nhất là do thiếu đơn hàng. Những năm gần đây, nghề đi biển gặp khó khăn, chi phí tăng cao, trong khi giá hải sản thấp, ngư dân bị thua lỗ kéo dài nên không đóng thêm tàu mới.
“Giờ chỉ còn vài cơ sở ở làng nghề này còn hoạt động, chủ yếu là sửa chữa tàu chứ ít khi có đơn hàng đóng tàu mới lắm. Với tình hình này, không biết nghề của cha ông có bị mai một không?” - ông Lệ nói. Không có đơn hàng, từ hơn 60 công nhân, nay cơ sở của ông Lệ cũng phải cắt giảm còn 25 người. Nhiều thợ đóng tàu lành nghề trong làng cũng phải tìm việc làm mới, đi xuất khẩu lao động…
“Giờ chỉ vài cơ sở ở làng nghề này còn hoạt động, chủ yếu là sửa chữa tàu chứ ít khi có đơn hàng đóng tàu mới. Với tình hình này, không biết nghề của cha ông có bị mai một không?” - ông Lệ nói. Không có đơn hàng, cơ sở của ông Lệ từ 60 công nhân nay cắt giảm còn 25 người. Nhiều thợ đóng tàu lành nghề trong làng cũng phải tìm việc làm mới, đi xuất khẩu lao động…
Thợ đóng tàu được trả theo ngày công, trung bình từ 450.000-500.000 đồng/ngày, tùy vào tay nghề. Anh Vũ Hữu Thiện (48 tuổi, trú làng Trung Kiên) cho biết, từ năm 17 tuổi, anh đã theo cha học nghề đóng tàu. Công việc khá vất vả, song mức thu nhập khá ổn khi có nhiều đơn hàng. “Nếu nhiều việc như trước thì ở nhà làm hơn hẳn đi xa. Nhưng mấy năm nay ít việc, thu nhập cũng không nhiều nữa” - anh Thiện nói.
Thợ đóng tàu được trả lương theo ngày công, trung bình từ 450.000-500.000 đồng/ngày, tùy tay nghề. Anh Vũ Hữu Thiện (48 tuổi, trú làng Trung Kiên) cho biết, từ năm 17 tuổi, anh đã theo cha học nghề đóng tàu. Công việc khá vất vả, song mức thu nhập khá ổn khi có nhiều đơn hàng. “Nếu nhiều việc như trước thì ở nhà làm hơn hẳn đi xa. Nhưng mấy năm nay ít việc, thu nhập cũng không nhiều nữa” - anh Thiện nói.
Thợ mộc ở làng Trung Kiên nổi tiếng tài hoa, kỹ thuật bí truyền, rất khéo léo và tinh xảo trong từng đường cưa, nhát đục. Một số người dân trong làng cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những người thợ của làng cũng đã góp công đóng các con tàu không số huyền thoại.
Thợ mộc ở làng Trung Kiên nổi tiếng tài hoa, kỹ thuật bí truyền, rất khéo léo và tinh xảo trong từng đường cưa, nhát đục. Một số người dân trong làng cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thợ đóng tàu của làng đã góp công đóng các con tàu không số huyền thoại.
“Người dân nơi đây cứ cha truyền con nối giữ lấy cái nghề của cha ông để lại. Nghề mộc đã nuôi lớn bao thế hệ gia đình ở đây. Nên giờ nhiều người đã bỏ nghề, chúng tôi cũng gắng bám trụ lại, chỉ mong nghề truyền thống của cha ông sẽ không bị mai một” - ông Lê Văn Thanh (52 tuổi, trú làng Trung Kiên) nói.
“Người dân nơi đây cứ cha truyền con nối giữ lấy cái nghề của cha ông để lại. Nghề mộc đã nuôi lớn bao thế hệ gia đình ở đây. Nên giờ nhiều người đã bỏ nghề, chúng tôi cũng gắng bám trụ lại, chỉ mong nghề truyền thống của cha ông sẽ không bị mai một” - ông Lê Văn Thanh (52 tuổi, trú làng Trung Kiên) nói.
Ông Bùi Văn Thành - Chủ tịch UBND Nghi Thiết - cho biết, nghề đóng tàu ở làng Trung Kiên đã có từ hơn 700 năm trước. Trước đây, làng nghề này nổi tiếng lớn nhất cả miền Bắc, hầu như làm không hết việc. Tuy nhiên, những năm qua nghề đóng tàu gặp nhiều khó khăn vì thiếu đơn hàng. Từ 33 cơ sở đóng tàu, nay làng Trung Kiên chỉ còn 4 cơ sở hoạt động.
Ông Bùi Văn Thành - Chủ tịch UBND Nghi Thiết - cho biết, nghề đóng tàu ở làng Trung Kiên đã có từ hơn 700 năm trước. Trước đây, làng nghề này nổi tiếng lớn nhất cả miền Bắc, hầu như làm không hết việc. Tuy nhiên, những năm qua nghề đóng tàu gặp nhiều khó khăn vì thiếu đơn hàng. Từ 33 cơ sở đóng tàu, nay chỉ còn 4 cơ sở hoạt động.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI