Làng bánh thuẫn vào vụ tết

20/01/2024 - 07:00

PNO - Những ngày giáp tết Nguyên đán, các lò bánh thuẫn ở làng Hiền An 1, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế lại tất bật vào mùa.

Làng Hiền An 1 nằm ngay cửa biển Tư Hiền, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, với đa số dân cư quanh năm gắn bó với nghề ngư nghiệp. Đàn ông thì vươn khơi đánh bắt hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản. Phụ nữ chuyên lo bán buôn sản phẩm được chồng, con khai thác từ biển cả, đầm Cầu Hai đưa vào bờ. Bên cạnh đó, người dân làng Hiền An 1 còn lưu giữ một nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời và chỉ đỏ lửa dịp cận Tết Âm lịch hàng năm, đó là nghề làm bánh thuẫn
Làng Hiền An 1 nằm ngay cửa biển Tư Hiền, người dân ở đây đa số làm nghề đánh bắt hải sản. Ngoài ra, họ còn lưu giữ nghề làm bánh thuẫn.
Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là bột củ bình tinh (còn gọi là dong trắng, dong ta), trứng gà, vịt, đường cát trắng, nước quả việt quất,...
Nguyên liệu làm bánh thuẫn chủ yếu là bột củ bình tinh (còn gọi là dong trắng, dong ta), trứng gà, vịt, đường cát trắng, nước quả việt quất...
Với những người làm bánh ở làng Hiền An 1, công việc này đã trở nên vô cùng quen tay.Nhanh tay gắp những chiến bánh đã chín nở đều ra khỏi khuôn trên bếp than hồng, người làm bánh lại tráng lớp dầu ăn vào khuôn bánh trước khi cho mẻ nguyên liệu mới. Công việc đã trở nên thành thục với nhiều người làm bánh thuẫn.
Với những người làm bánh ở làng Hiền An 1, công việc này đã trở nên vô cùng quen tay. Họ thoăn thoắt gắp những chiếc bánh đã chín nở đều ra khỏi khuôn trên bếp than hồng, rồi lại tráng dầu ăn vào khuôn trước khi cho nguyên liệu mới.
Khi chúng tôi đến, lò sản xuất bánh thuẫn của bà Nguyễn Thị Xê (nằm ngay đầu cầu Tư Hiền) đã bước vào làm những mẻ bánh cuối cùng
Tại lò bánh của bà Nguyễn Thị Xê (nằm ngay đầu cầu Tư Hiền), những người thợ đang làm những mẻ bánh cuối cùng trong ngày.
Bà Đặng Thị Kim Chi (người dân thôn Hiền An 1), thợ làm bánh đã có nhiều năm gắn với lò bánh của gia đình bà Xê cho biết, cả chủ lẫn thợ thức dậy từ lúc 00h đêm cho đến trưa cùng ngày để làm bánh. “Mỗi năm chỉ có 1 tháng, từ khoảng 20/11 - 20/12 Dương lịch), nghề làm bánh thuẫn đỏ lửa nên phải tranh thủ. Chỉ trong khoảng thời gian này mới ít gió, trời mát để người thợ có thể ngồi lâu trước bếp lửa để quạt bánh. Nói chung là rất vất vả thì mới có được những chiếc bánh thuẫn thơm, ngon phục vụ người dân”, bà Chi tiết lộ.
Bà Đặng Thị Kim Chi, thợ làm bánh có nhiều năm gắn với lò bánh của gia đình bà Xê, cho biết: “Nghề này, mỗi năm chỉ làm có 1 tháng nên phải tranh thủ. Chỉ trong khoảng thời gian này mới ít gió, trời mát để có thể ngồi lâu trước bếp lửa. Nói chung phải rất vất vả mới làm được những chiếc bánh thơm ngon".
Chị Nguyễn Thị Kim Anh thợ lam fbánh thuẫn thôn Hiền An 1 chai sẻ, khoảng thời gian này, hàng ngày chúng tôi chỉ tranh thủ chợp mắt một lúc vào buổi chiều, còn lại cũng phải thức để pha, trộn bột, sấy bánh và đóng gói bánh, bỏ vào thùng lớn chờ ngày xuất bán cho khách, “Kỹ thuật làm bánh, đổ nguyên liệu vào khuôn cũng đơn giản thôi, quan trọng là canh lửa làm sao cho đều, cả lửa bên dưới lẫn trên nắp khuôn để bánh bên trong nở bung ra. Do công việc khá vất vả nên giờ không còn nhiều người theo nghề”, chị Nguyễn Thị Kim Anh, thợ làm bánh thuẫn chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Kim Anh, thợ làm bánh ở thôn Hiền An 1, chia sẻ, thời gian này chị chỉ tranh thủ chợp mắt một lúc vào buổi chiều, còn lại phải thức đêm để pha, trộn bột, sấy và đóng gói bánh. 
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây tại làng Hiền An 1 có rất nhiều người biết và giữ nghề làm bánh thuẫn dịp tết cổ truyền. Tuy nhiên do nghề vất vả, lại mang tính thời vụ nên ít người duy trì. “Kỹ thuật làm bánh, đổ nguyên liệu vào khuôn cũng đơn giản thôi, quan trọng là canh lửa làm sao cho đều, cả lửa bên dưới lẫn trên nắp khuôn để bánh bên trong nở bung ra. Do công việc khá vất vả nên giờ không còn nhiều người theo nghề”, chị Nguyễn Thị Kim Anh nói.
Trước đây, tại làng Hiền An 1 có rất nhiều người biết nghề làm bánh thuẫn. Tuy nhiên do nghề vất vả, lại mang tính thời vụ nên ít người duy trì. Chị Kim Anh cho biết: “Làm bánh, quan trọng là canh lửa cho đều, cả lửa bên dưới lẫn trên nắp khuôn để bánh bên trong nở bung ra. Do công việc khá vất vả nên giờ không còn nhiều người theo nghề".
Hiện nay, chỉ còn vài cơ sở mở cửa làm bánh dịp cuối năm. Chủ những cơ sở này là những người đã có trên dưới 30 năm gắn bó với nghề, như bà Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Thị Hoa.
Hiện nay chỉ còn vài cơ sở làm bánh dịp cuối năm. Chủ các cơ sở này là những người đã có trên dưới 30 năm gắn bó với nghề, như bà Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Thị Hoa.
Mấy năm trước, mỗi ngày gia đình tôi sản xuất từ 4.000 - 5.000 cái bánh thuẫn, đóng gói 200 - 300 thùng carton (mỗi thùng 50 gói/20 cái bánh) để cung cấp cho các địa phương trong tỉnh và xuất đi một số tỉnh, thành lân cận. Năm nay giá thành các nguyên liệu đều tăng, từ bột bình tinh cho đến đường cát trắng, trứng gà, vịt, trong khi sức tiêu thụ thị trường có vẻ ảm đạm, nên gia đình chỉ làm khoảng hơn 100 thùng bánh. Thời điểm này cũng chỉ mới sản xuất ra để đó, phải chờ đến cận Tết thì mới biết hàng có bán được không, rồi mới tính làm thêm”, bà Nguyễn Thị Xê thông tin.
"Mấy năm trước, mỗi ngày gia đình tôi sản xuất từ 4.000 - 5.000 cái bánh, đóng gói 200 - 300 thùng carton (mỗi thùng 50 gói/20 cái) để bán trong tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận. Năm nay giá các nguyên liệu đều tăng trong khi sức tiêu thụ thị trường có vẻ ảm đạm, nên gia đình chỉ làm khoảng hơn 100 thùng bánh” - bà Nguyễn Thị Xê nói.
Nghề làm bánh thuẫn, do chỉ có tính thời vụ, mỗi năm chỉ tập trung cao điểm làm khoảng 1 tháng trước tết, thu nhập và lãi không nhiều nên nhiều người đã dời bỏ nghề làm mứt gừng truyền thống Theo chủ các cơ sở làm bánh thuẫn truyền thống, do dự báo kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ hàng dịp Tết của người dân không cao nên đa số đều giảm sản lượng bánh, vừa làm vừa dõi theo thị trường
Do dự báo kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ hàng tết của người dân không cao nên đa số các cơ sở làm bánh đều giảm sản lượng, vừa làm vừa dõi theo thị trường.
Điều đáng mừng là mỗi dịp đỏ lửa, các lò bánh đều góp phần giải quyết việc làm thời vụ cho 4 - 5 lao động địa phương, giúp họ có thêm thu nhập trang trải dịp Tết.
Mỗi mùa đỏ lửa, mỗi lò bánh đều giúp 4 - 5 lao động địa phương có việc làm thời vụ, có thêm thu nhập trang trải dịp tết

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=