Làn sóng biểu tình ‘áo vàng’ trở thành thảm họa kinh tế đối với nước Pháp

10/12/2018 - 08:37

PNO - Tối 10/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có bài phát biểu trước quốc dân, trình bày các biện pháp chấm dứt làn sóng biểu tình đã kéo sang tuần thứ tư liên tiếp, gây bất ổn xã hội và thiệt hại cho nền kinh tế.

Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 
Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
Khoảng 50 xe hơi đã bị thiêu rụi trong các cuộc biểu tình “áo vàng” - Ảnh: AFP

Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cho biết, những cuộc biểu tình "áo vàng" diễn ra vào 4 đợt cuối tuần liên tiếp đã trở thành "thảm họa" đối với nền kinh tế Pháp.

Nước Pháp, đặc biệt là thủ đô Paris, trải qua 4 làn sóng xuống đường biểu tình dữ dội, trong đó nhiều vụ mang tính bạo lực. Người biểu tình phản đối việc chính phủ tăng giá nhiên liệu, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và các vấn đề khác, bao gồm cải cách giáo dục. Các cuộc biểu tình hôm 8/12 có sự tham gia của khoảng 125.000 người (có số liệu là 136.000 người), hơn 1.200 người bị bắt giữ.

Bộ trưởng Le Maire gọi đây là "một cuộc khủng hoảng" cho cả xã hội và nền dân chủ Pháp. Ông nhấn mạnh đến những hậu quả về mặt kinh tế của các cuộc biểu tình gây ra, khi ông đến thăm các cửa hàng bị người biểu tình “áo vàng” đập phá ở Paris mấy tuần qua. Thủ đô Paris bị thiệt hại đặc biệt nặng nề, nhiều cửa hiệu bị đập phá và cướp bóc, xe hơi bị phóng hỏa khi 100 ngàn người tham gia cuộc biểu tình.

Trong khi đó, trên sóng đài phát thanh địa phương, Phó thị trưởng Paris Emmanuel Gregoire cho biết, “biểu tình ngày 8/12 gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn so với cuối tuần trước, tuy nhiên, thương vong ít hơn”.

Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
Cuộc xuống đường cuối tuần lần thứ tư liên tiếp của những người “áo vàng” đã gây thêm thiệt hại cho Thủ đô Paris - Ảnh: Getty Images
Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 

Hôm 8/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter cá nhân rằng: “nguyên nhân bất ổn ở Pháp là do Thỏa thuận Khí hậu Paris”. Đáp trả lại dòng tweet này, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian viết trên Twitter: "Tôi nói điều này với ông Donald Trump, và Tổng thống Pháp cũng nói như vậy: Hãy để đất nước chúng tôi được yên”.

Tổng thống Emmanuel Macron sẽ phát biểu với quốc dân trên truyền hình quốc gia vào lúc 20g, giờ địa phương, ngày 10/12, nhằm xoa dịu người biểu tình. Trên kênh truyền hình LCI TV, phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux khẳng định, Tổng thống Macron "biết cách tìm đường tới trái tim người dân Pháp và đối thoại với họ".

Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, ông Macron dự kiến gặp các lãnh đạo công đoàn và doanh nghiệp Pháp. Truyền thông Pháp đánh giá, ông Macron phần nhiều tránh né đối đầu với làn sóng biểu tình của người “áo vàng” suốt một tháng qua.

Thảm họa cho nền kinh tế

Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 
Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
Nhiều cửa hiệu Paris bị đập phá - Ảnh: Getty Images

Vẫn còn quá sớm để tính toán toàn bộ thiệt hại về kinh tế các cuộc biểu tình gây ra, nhưng rõ ràng con số này không phải là nhỏ. Báo Le Parisien cho biết khoảng 50 chiếc xe hơi ở thủ đô bị thiêu cháy, hàng chục cửa hàng lớn nhỏ bị đập phá, trong đó có một số cửa hàng bị cướp bóc. Chính quyền thành phố nói rằng bạo loạn đã gây thiệt hại hàng triệu USD.

Hôm 7/12, Liên đoàn bán lẻ Pháp nói với hãng tin Reuters rằng các nhà bán lẻ chịu thiệt hại khoảng 1 tỷ Euro (1,1 tỷ USD) kể từ khi cuộc biểu tình đầu tiên bắt đầu vào ngày 17/11. Bộ trưởng tài chính Le Maire tuần trước cho biết hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Paris đã giảm 20-50% doanh số, sau 3 tuần biểu tình liên tiếp của những người “áo vàng”.

Trong khi đó, ông Francois Asselin, người đứng đầu liên minh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói với tờ Journal du Dimanche rằng về tổng thể các cuộc biểu tình có thể gây thiệt hại cho các thành viên trong liên minh của ông đến 10 tỷ Euro.

Có những lo ngại rằng các cuộc biểu tình có thể làm giảm lượng khách du lịch đến Pháp. Năm 2017, riêng Paris đã thu hút một lượng khách du lịch khổng lồ là hơn 40 triệu người.

Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 
Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 

Phong trào áo vàng” bắt đầu từ một cuộc biểu tình chống tăng thuế dầu diesel, vốn được sử dụng rộng rãi ở Pháp và từ lâu đã bị đánh thuế nặng hơn các loại nhiên liệu khác.

Giá dầu diesel đã tăng khoảng 23% trong vòng 12 tháng qua - và quyết định của ông Macron về việc tăng thuế 6,5 cent đối với dầu diesel và 2,9 cent đối với xăng dầu từ ngày 1/1/2019 đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối.

Lập luận của chính phủ cho quyết định tăng thuế là do giá dầu thế giới tăng giá trong 3 quý liền và mức thuế cao đối với nhiên liệu hóa thạch là cần thiết để tài trợ cho các khoản đầu tư năng lượng tái tạo.

Trước làn sóng phản đối, chính phủ Pháp đã hoãn tăng thuế nhiên liệu, không tăng giá điện và khí đốt cho năm 2019. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình cũng châm ngòi những vấn đề xã hội khác, như đòi tăng lương, giảm thuế, tăng lương hưu trí, hạ thấp yêu cầu vào các trường đại học.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​hôm 7/12 cho thấy, tỉ lệ ủng hộ biểu tình giảm xuống còn 66%, trong khi đó xếp hạng của Tổng thống Macron cũng giảm xuống còn 23% sau cuộc khủng hoảng.

Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 
Lan song bieu tinh ‘ao vang’ tro thanh tham hoa kinh te doi voi nuoc Phap
 

Bốn cuộc biểu tình vừa qua ở Paris

• 17/11: 282.000 người biểu tình - một người chết, 409 người bị thương - 73 người bị bắt giữ

• 24/11: 166.000 người biểu tình - 84 người bị thương - 307 bị bắt giữ

• 1/12: 136.000 người biểu tình - 263 người bị thương - 630 bị bắt giữ

• 8/12: 136.000 người biểu tình - 118 người bị thương - 1.220 bị bắt giữ

Thanh Hải (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI