Lần đầu tiên sau 17 năm, G-7 họp vắng mặt Nga

04/06/2014 - 07:13

PNO - PNO – Ngày 4/6, bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) lần đầu tiên sau 17 năm đã nhóm họp mà không có Nga, một sự trả đũa cho việc Moscow thâu tóm Crimea và gây mất ổn định ở miền Đông Ukraine.

edf40wrjww2tblPage:Content

Lan dau tien sau 17 nam, G-7 hop vang mat Nga

Tổng thống Mỹ Obama gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung và Đông Âu ở Warsaw (Ba Lan) ngày 3/6 - Ảnh: Reuters

Cuộc họp thượng đỉnh hai ngày của nhóm G-7 diễn ra tại Brussels, thay vì ở thành phố nghỉ mát Sochi của Nga trên Biển Đen như dự kiến, sẽ tập trung vào các vấn đề chính sách đối ngoại, kinh tế, thương mại và an ninh năng lượng - một vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với châu Âu sau nhiều tháng căng thẳng với Moscow vì Nga cung cấp gần một phần ba lượng dầu mỏ và khí đốt cho châu Âu.

Mặc dù không tham dự hội nghị, tuần này ông Putin sẽ vẫn tiến hành hội đàm song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande, bên lề lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ D-Day của Đồng minh trong Thế chiến II.

Quyết định “bỏ rơi” Nga khỏi Hội nghị thượng đỉnh G-7 được các thành viên khác của nhóm - Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật Bản và Italia - thông qua hồi tháng Ba, sau khi Moscow sáp nhập Crimea, một động thái bị quốc tế phản đối mạnh mẽ. Kể từ đó, EU và Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản các quan chức cấp cao của Nga và Crimea, và đe dọa sẽ áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn hơn đánh vào kinh tế và thương mại nếu Moscow tiếp tục là nhân tố gây mất ổn định ở miền Đông Ukraine.

Mặc dù Nga vẫn duy trì một lực lượng đáng kể trên biên giới phía Đông của Ukraine và lực lượng dân quân ủng hộ Nga đang hoạt động tại nhiều thị trấn ở khu vực này, cuộc bầu cử tổng thống Ukraine đã diễn ra tương đối hòa bình trên cả nước, một sự việc được phương Tây xem như tín hiệu “xuống thang” của Moscow.

Cảm giác hợp tác tăng lên đã đặt ra câu hỏi về việc liệu Liên minh châu Âu (EU), một khu vực đang có các mối quan hệ thương mại và năng lượng quan trọng với Nga, có thể sẽ sớm tìm cách lôi kéo Moscow, chẳng hạn như cho phép nó tái gia nhập nhóm G-8.

Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ bắt đầu với một bữa ăn tối để thảo luận về chính sách đối ngoại , bao gồm cả việc hỗ trợ của Nga và EU cho Ukraine, cũng như Syria, Afghanistan, Mali , Cộng hòa Trung Phi và Triều Tiên.

Phiên cuối cùng của hội nghị, vào ngày 5/6, sẽ tập trung hỗ trợ phát triển, bao gồm cả việc kiểm soát dịch bệnh, các chương trình tiêm chủng ở châu Phi và an ninh lương thực.

VIỆT HƯNG (Theo Reuters, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI