Sau “sự cố Gateway”, người ta lại vỡ lẽ ra nhiều thứ về những ngôi trường mang danh quốc tế. Theo thống kê từ Sở GD-ĐT TP.HCM công bố hồi cuối tháng Tám, TP.HCM có 21 trường có yếu tố nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn. Trong khi đó, số lượng trường được “gắn” tên quốc tế trong thực tế lại nhiều hơn con số này nhiều lần. Bằng “mắt thường”, liệu phụ huynh có dễ dàng phân biệt được trường quốc tế “authentic” và “fake”?
Lựa chọn loại hình giáo dục cho con cũng giống như một cuộc đầu tư. Vụ đầu tư được cho là có “lời” nhất là khi chọn được trường có thương hiệu, chất lượng giáo dục tương xứng với số tiền bỏ ra. Hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM là địa phương có sự phong phú và đa dạng loại hình trường nhất, từ trường tư thục Việt Nam (VN) thuần túy đến trường quốc tế “xịn sò” để phụ huynh có nhiều lựa chọn.
Trong loại hình trường quốc tế còn được chia làm trường dạy song ngữ (hai chương trình hoặc dạy chương trình VN tăng cường tiếng Anh), trường dạy 100% chương trình nước ngoài có học phí hơn nửa tỷ/năm… Nhưng, sự đa dạng nào cũng có hai mặt, người học có nhiều quyền lựa chọn nhưng đồng thời cũng không dễ dàng khi đứng trước một rừng trường quốc tế được quảng bá rầm rộ.
|
Trường quốc tế IBS là một trong những trường hiếm hoi tại TP.HCM được hội đồng các trường quốc tế CIS công nhận |
Theo các chuyên gia giáo dục, khi tìm trường cho con, không hẳn chọn trường mắc nhất, nổi tiếng nhất hoặc cứ 100%… ngoại là tốt.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: trường có yếu tố nước ngoài được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là trường có vốn đầu tư nước ngoài. Những trường này do các tổ chức ngoại giao thành lập hoặc có vốn đầu tư nước ngoài và dạy chương trình nước ngoài, chủ yếu dạy cho con em người nước ngoài và một bộ phận học sinh người Việt Nam. Trước đây, tỷ lệ học sinh VN học trong các trường này chỉ hạn chế 10-20% nhưng hiện nay các trường được cho phép nhận không quá 50% học sinh người VN.
Theo danh sách của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện có 13 trường thuộc loại hình này. Có thể kể đến là Trường song ngữ quốc tế Horizon, trường quốc tế Mỹ (TAS), trường quốc tế Đức (IGS), trường quốc tế Châu Âu (EIS), trường quốc tế Anh, trường quốc tế TP.HCM (ISHCMC), Trường quốc tế Singapore (SIS), trường Đài Bắc, trường Hàn Quốc, trường Nhật Bản, trường quốc tế Pháp Marguerite Duras. Chương trình và bằng cấp của các trường này thường được quốc tế công nhận.
Loại còn lại là loại phổ biến nhất hiện nay, đó là trường tư thục được cấp phép dạy thí
Luật không có khái niệm loại hình trường quốc tế Theo Luật Giáo dục năm 2005 (đang có hiệu lực) và Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020), nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: trường công lập do Nhà nước thành lập, trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài thành lập. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, bao gồm: liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Theo điều 29, tên trường có yếu tố nước ngoài phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: trường, cấp học hoặc trình độ đào tạo, tên riêng. Như thế có nghĩa là khái niệm loại hình “trường quốc tế” không phải là thuật ngữ pháp lý có trong luật. Vì vậy, phụ huynh chớ vội thấy “trường quốc tế” mà tưởng trường có đẳng cấp quốc tế. |
điểm chương trình nước ngoài hoặc dạy bổ sung chương trình nước ngoài do Bộ GD-ĐT hoặc UBND thành phố cho phép. Tên chính thức của loại hình này là liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài. Loại hình này có học phí vừa phải hơn, tại TP.HCM có thể kể hàng loạt cái tên như: trường TH-THCS-THPT Việt Úc, TH-THCS-THPT Canada, TH-THCS-THPT quốc tế APU, TH-THCS-THPT quốc tế Khai Sáng, trường quốc tế Bắc Mỹ, trường quốc tế Anh Việt, trường quốc tế Mỹ, TH-THCS-THPT Ngọc Viễn Đông…
Từ khi Nghị định 86/2018/ND-CP có hiệu lực, nhiều trường phổ thông tư thục thực hiện liên kết với nước ngoài, tích hợp hai chương trình và thường dạy bằng tiếng Anh. Đây là hướng đi khá phổ biến và thuận lợi cho người học có thể thi lấy bằng tốt nghiệp THPT của VN và học đại học ở VN nếu như muốn chuyển hướng hoặc không đủ điều kiện để đi du học.
Ngoài ra, người học cũng có thể tham gia khảo thí quốc tế (nếu muốn) tùy theo đơn vị liên kết. Vì là chương trình liên kết (chương trình liên kết phải đạt kiểm định, được cơ quan chức năng cấp phép liên kết) nên quyền lợi người học cũng được đảm bảo (thí dụ như chuyển đổi học phần khi đi du học…).
Vấn đề là khi lựa chọn, phụ huynh cần tìm hiểu xem trường VN liên kết với đối tác nước ngoài nào? Độ phổ biến ra sao? Thí dụ như, nếu liên kết với Cambridge thì tham gia khảo thí lấy bằng phổ thông Cambridge sẽ được công nhận rộng rãi… Phụ huynh có thể tìm hiểu thông tin về các loại hình trường có yếu tố nước ngoài hoạt động tại TP.HCM trên website của Sở GD-ĐT TP.HCM.
Hiện nay, nhiều phụ huynh hiểu nhầm trường tư thục có dạy thêm chương trình nước ngoài (nhưng không có liên kết) là trường quốc tế. Những trường này thường có gắn chữ “quốc tế” trong tên trường, đồng thời giới thiệu chương trình là chương trình quốc tế được thiết kế theo tiêu chuẩn giáo dục bậc phổ thông của tổ chức này, quốc
gia kia…
Trả lời câu hỏi vì sao có rất nhiều trường có tên “quốc tế” nhưng lại không nằm trong danh sách được cấp phép thuộc loại hình trường có yếu tố nước ngoài? Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết: theo quy định đặt tên trường của Bộ GD-ĐT thì tên trường bắt đầu bằng: trường + cấp học + tên riêng, nên đôi khi chữ quốc tế đó thuộc tên riêng chứ không phải tính từ chỉ loại hình trường.
Khi muốn chọn trường quốc tế cho con phụ huynh cần lưu ý những yếu tố sau: Trường quốc tế thường áp dụng dạy các chương trình như Tú tài quốc tế, Edexcel, chương trình Cambridge quốc tế hoặc theo chương trình đặc thù của mỗi quốc gia khác với chương trình học của nước sở tại. Tiêu chí trường quốc tế theo luật công nhận: . Khả năng chuyển tiếp chương trình học của học sinh giữa các trường quốc tế, có thể chuyển tiếp học ở nước ngoài. Đây là điều kiện quan trọng nhất vì hầu hết phụ huynh cho con theo học trường quốc tế đều muốn cho con du học. . Số lượng học sinh nước ngoài (cao hơn ở trong các trường công). . Tập thể học sinh đa quốc gia và đa ngôn ngữ. . Một chương trình giảng dạy quốc tế. . Các tổ chức quốc tế công nhận. . Học hoàn toàn bằng tiếng Anh, giáo trình tiếng Anh. . Các chương trình được quốc tế công nhận hay theo chương trình của một quốc gia nào đó như Anh quốc, Hoa kỳ, Úc… . Giáo viên có bằng cấp quốc tế và sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. . Cơ sở vật chất và môi trường hiện đại. Trường quốc tế thuộc sự quản lý của các tổ chức giáo dục quốc tế và có được các chứng chỉ kiểm định của các tổ chức thẩm định giáo dục nước ngoài. Việc kiểm định thường bao gồm kiểm định trường nói chung và kiểm định chương trình giảng dạy. Thông thường, các tiêu chí này bao gồm chất lượng giáo viên (giáo viên phải được công nhận đủ năng lực giảng dạy chương trình) và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai chương trình dạy. Ngoài ra, các chương trình giảng dạy của Anh, Mỹ, Úc, Canada… cũng được chính phủ các nước này hoặc chính quyền bang (thông qua Bộ GD-ĐT) thẩm định và công nhận, dù nó chỉ có ý nghĩa là phù hợp với mục tiêu đào tạo công dân của nước họ. Về chất lượng trường học nói chung, có một số tổ chức chuyên thực hiện chức năng thẩm định (accreditors). Các tổ chức thẩm định như - ở Hoa Kỳ (NEASC, WASC, MSACS, NCACS, SACS, NAC) và COBIS (hệ thống các trường Anh). Riêng hệ thống các trường song ngữ hay còn gọi là trường tư thục cũng có chữ quốc tế gắn với tên trường nhưng thực chất dạy theo giáo trình Bộ GD-ĐT VN kết hợp học thêm tiếng Anh chứng chỉ Cambridge hoặc Oxford. Các trường này có cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ khác hơn trường nhà nước xíu, như là lựa chọn thứ hai cho phụ huynh không muốn con học trường công. |
Tiêu Hà