Làm sao để vượt qua nỗi sợ đi máy bay?

31/08/2017 - 05:30

PNO - Với nhiều người, máy bay được xem như một nỗi ám ảnh, sợ sệt.

Theo thạc sĩ tâm lý Lê Minh Thuận, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Quận 2 TP.HCM, sự sợ hãi khi đi máy bay là một ám ảnh xã hội. Thông thường, ám ảnh này có hai loại: dập tắt và giảm cảm thụ.

Lam sao de vuot qua noi so di may bay?
Nhiều người sợ đi máy bay vì sấm sét, độ cao. Ảnh minh họa


Người sợ máy bay có thể trước đó họ có một nỗi đau, ám ảnh về quá khứ, cập nhật thông tin không chọn lọc. Thông qua những tin tức ấy, họ sợ hãi.

Trong chuyến bay, một người có thể trải qua cảm giác bất an, sợ các âm thanh lớn hay bị đau vì thay đổi áp suất. Đơn giản hơn, có thể do sợ độ cao khi ngồi trên máy bay khiến họ có cảm giác lo lắng. 

Về mặt tạm thời, sợ máy bay có thể khiến người ta cảm thấy khó chịu với phương tiện này, khiến họ phải tạm dừng việc di chuyển bằng máy bay trong một thời gian. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc của người đó.

Lam sao de vuot qua noi so di may bay?
Nhiều người thường chọn đi xe đò, tàu lửa... chứ nhất định không đi máy bay

 
Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Thuận cho biết: “Tùy theo nỗi sợ của mỗi người, sẽ có những cách luyện tập khác nhau để khắc phục.

Những người này bị chấn động, thấy những hình ảnh đáng sợ như: rơi máy bay, nổ máy bay, người thân mất do tai nạn máy bay. Đơn giản hơn, xem trong phim ảnh có phân đoạn không hay về máy bay cũng có thể khiến họ sợ hãi.

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ chính là đối mặt với nó, tập luyện để quen với cảm giác đó, giải tỏa tâm lý. Từ từ sẽ giúp người đó bình thường trở lại”.

Thông thường, khi xác định được nguồn gốc của nỗi sợ hãi, người bị tâm lý này rất dễ vượt qua và trở lại bình thường.

Lam sao de vuot qua noi so di may bay?
Theo thạc sĩ Lê Minh Thuận, người sợ máy bay nên tập cách đối mặt và vượt qua nỗi sợ bản thân.


Trong trường hợp không biết được nguyên nhân, người sợ máy bay sẽ được tập luyện làm quen, vượt qua nỗi sợ như bịt mắt, đưa vào một không gian giống như trên máy bay.

Vượt qua nỗi sợ về không gian, người này nên tập nghe âm thanh như tiếng máy bay đang bay ngang qua để tập thích nghi. Sau đó, tăng cấp độ thích nghi cho họ bằng không gian giống như thật hơn, âm thanh tăng dần thêm.

Nếu người đó sợ độ cao, có thể tập luyện theo hướng ám ảnh giảm cảm thụ. Tức là cho người này bịt mắt đi cầu thang, lên một lầu cao, đi thang máy,… để làm quen với độ cao. Nên tăng cấp độ lên tầng 2, tầng 3,…theo sự cảm thụ của người sợ.

Lam sao de vuot qua noi so di may bay?
 

Ngoài ra còn có phương pháp vượt qua ám ảnh bằng cách dập tắt, tức là tạo cảm giác đột ngột để người này đối mặt ngay, “giết” đi nỗi sợ ngay. Ví dụ cho người sợ độ cao đứng trên tầng cao nhất của ngôi nhà nhìn xuống, hoặc cho người sợ không gian vào bên trong một mô hình máy bay giả định y như thật, để “đánh tan” nỗi sợ khi chúng còn đang nhen nhóm. 

Tuy nhiên, nên chú ý đến sức khỏe người được thực hiện vì phương pháp này hơn nguy hiểm, người được thực hiện có thể tử vong vì sợ hãi.

Lam sao de vuot qua noi so di may bay?
Tai nạn máy bay luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ảnh minh họa.


Thạc sĩ Lê Minh Thuận còn khuyến cáo, trong các trường hợp trên, phải để bản thân người sợ trải nghiệm. Vượt qua nỗi sợ bằng thuốc chỉ phần nào giúp họ ổn định về tâm lý, ít có tác dụng. 

Thông thường, hành khách sẽ dùng thuốc an thần hay uống rượu trước mỗi chuyến bay, nhưng việc sử dụng thuốc nên hạn chế vì chúng gây ra biến chứng về lâu dài.

 

Trong trường hợp bắt buộc phải bay ngay, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để phần nào giảm được sự sợ hãi khi đi máy bay:

- Hãy nói với nhân viên sân bay khi làm thủ tục, tiếp viên của chuyến bay khi bạn bạn lên máy bay, và các hành khách xung quanh khi bạn ngồi xuống ghế để có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ họ.

- Chọn chuyến bay ngắn, khi làm thủ tục check-in, hãy nói với nhân viên sân bay để lấy chỗ ngồi càng gần cabin càng tốt vì máy bay thường rung lắc nhiều hơn ở phía thân sau.

- Làm giảm sự sợ hãi bằng một công việc khác như xem phim, đọc sách, nghe nhạc thay vì chú tâm vào việc suy nghĩ mình đang ngồi trên máy bay, liệu có xảy ra chuyện gì không hay không. Hít thở thật sâu và thở ra đều đặn cũng giúp bạn lấy lại thăng bằng.

- Nhai kẹo cao su vừa tránh được đau tai khi máy bay lên, xuống, vừa giúp tinh thần đỡ căng thẳng hơn.

- Nghĩ về một bộ phim hay, hài hước cũng có thể làm bạn cảm thấy thời gian ngồi trên máy bay trôi qua nhanh, thoáng chốc, máy bay sẽ hạ cánh an toàn.


Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI