Làm sao để con nghe lời cha mẹ?

28/09/2017 - 09:49

PNO - Chuyện con nhỏ không nghe lời cha mẹ, ù lì hay thường cáu gắt, hờn dỗi khiến nhiều bậc phụ huynh phiền muộn. Nhưng trước khi trách con, các bậc cha mẹ phải trách chính bản thân mình.

Công nghệ phát triển, kéo theo nhiều hệ lụy, như cha ngồi máy tính, mẹ cầm điện thoại, ông bà xem tivi, không bao lâu, con trẻ cũng bị cuốn theo vòng xoáy đó. Hãy đặt điện thoại xuống, tắt tivi và cùng chơi đùa với con, vì mỗi phút giây bên cha mẹ, hình ảnh lưu trong tâm hồn trẻ thơ là một khoảng thời gian đẹp. Chỉ khi gần gũi cha mẹ, con mới thật sự biết nghe lời.

Lam sao de con nghe loi cha me?
Con bướng bỉnh, không nghe lời phần lớn lỗi thuộc về ba mẹ

Để con nghe lời cha mẹ, các phụ huynh hãy thử các cách sau:

Động viên, khen ngợi khi cần thiết: thái độ, cách đối xử của người lớn với con là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Muốn cho trẻ biết nghe lời, cha mẹ cần khen ngợi con đúng lúc khi chúng thực hiện những việc tốt, việc có ý nghĩa.

Khi khuyến khích, sẽ kích thích trẻ hiểu rằng, chỉ khi trẻ làm việc tốt sẽ được người lớn chú ý và khen ngợi. Phát triển hơn lời khen là các phần quà nhỏ để khích lệ tinh thần trẻ và giúp trẻ ghi nhớ những việc làm tốt.

Thay vì ra lệnh, hãy giải thích: khi cần con làm việc gì hoặc ngưng một hoạt động, thay vì ra lệnh, các bậc phụ huynh nên tham gia, tìm hiểu rồi giải thích để con dừng lại hoặc bắt đầu một hành động đúng.

Lam sao de con nghe loi cha me?
La mắng, trách móc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Ảnh minh họa

Tự lựa chọn cho hành vi của mình: phần lớn các bậc phụ huynh thường đau đầu khi có con cùng đi siêu thị, cửa hàng. Vì tại đây, các bé sẽ tha hồ vòi vĩnh đòi mua các loại đồ chơi chúng thích, nếu cha mẹ chiều theo ý con, các lần sau từ chối, thì sẽ dẫn đến hậu quả con khóc lóc hay thậm chí nằm lăn ra sàn.

Để trẻ biết nghe lời, trước khi đến siêu thị, phụ huynh nên thỏa hiệp trước, hôm nay không mua đồ chơi, hoặc con chỉ được chọn 1 món đồ, ba mẹ chỉ mua cho con được 1 món đồ, con có quyền chọn. Mặc dù trẻ sẽ thích rất nhiều thứ, nhưng chỉ lựa món mình thích nhất.

Đơn giản và đừng hỏi khó: khi nói chuyện hoặc đặt các câu hỏi cho trẻ, cha mẹ cần sử dụng câu ngắn, từ ngữ đơn giản. Phải thường xuyên lắng nghe các bé trò chuyện để hiểu ngôn ngữ của trẻ.

Bé càng ít tuổi thì câu nói của cha mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Kể cả câu hỏi, đừng hỏi tại sao, vì sao? Trẻ sẽ không biết trả lời như thế nào, mà hãy hỏi “kể cho mẹ nghe con đã làm gì?”

Lam sao de con nghe loi cha me?
Hãy cùng tham gia cùng con để hiểu con hơn. Ảnh minh họa

Cuối cùng là hãy lắng nghe con: bỏ điện thoại xuống và chơi cùng con là hành động nhiều bậc phụ huynh phải thực hiện ngay, nếu không trẻ cũng chỉ chăm chăm vào các thiết bị này, càng khiến trẻ không chịu nghe lời người lớn.

Đối với trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời, thì cha mẹ không nên vội cáu giận hay đánh mắng con, việc làm này càng khiến tình hình hướng theo chiều xấu. Tốt nhất, cha mẹ hãy nghe hết ý của con trẻ, sau đó bắt đầu câu chuyện với lời lẽ nhẹ nhàng, có thể cứng rắn nhưng không quá gắt.

Thay vì trách móc, cha mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi một số câu để hiểu lý do con nóng giận, cáu gắt. Các câu trả lời của trẻ giúp trẻ giải tỏa được cơn nóng giận cũng như ổn định tâm lý trở lại.

Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Nguyên Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI