Làm sao để biết nước mắm đạt chuẩn an toàn, chất lượng?

18/07/2016 - 13:29

PNO - Đọc kĩ thông tin ghi trên bao bì, hiểu hơn về qui định công bố thành phần/qui trình sản xuất nước mắm sẽ giúp người tiêu dùng chọn được loại nước mắm đạt chuẩn an toàn và chất lượng.

Độ đạm và hàm lượng ni-tơ toàn phần là một

Thời gian gần đây người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi những thuật ngữ ghi trên bao bì không nhất quán. Có loại thì chỉ ghi là "Độ đạm 30N ". Có loại thì lại ghi là "hàm lượng ni tơ toàn phần, tính bằng g/l, không nhỏ hơn... ". Không biết đâu mới là thuật ngữ chính xác nhất? 

Lam sao de biet nuoc mam dat chuan an toan, chat luong?
Minh bạch và nhất quán trong cách ghi bao bì sẽ giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm chất lượng


Thực tế, "độ đạm" hay "hàm lượng ni tơ toàn phần, tính bằng g/l" thực ra là một. Độ đạm được qui đổi ra tổng hàm lượng nitơ toàn phần trong 1 lít nước mắm. Ví dụ khi nói nước mắm có 40 độ đạm, tức là hàm lượng ni tơ toàn phần trong 1 lít nước mắm đó là 40 gam. 
Vì thế, nếu trên nhãn mác sản phẩm không ghi độ đạm của nước mắm, mà chỉ ghi "hàm lượng nitơ toàn phần, tính bằng g/l, không nhỏ hơn...", tức là đơn vị sản xuất đang tuân thủ đúng qui định của Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003).  
Theo chia sẻ của bà Hoàng Thị Minh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nam Phương V.N (đơn vị sở hữu hai nhãn hiệu nước mắm Barona và Vị Xưa): "Theo qui định của TCVN 5107:2003, trong hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm và trên nhãn sản phẩm bắt buộc phải ghi chính xác thành phần, thông số và tên chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm bằng thuật ngữ khoa học theo quy định Nhà Nước". 

Nước mắm có bao nhiêu hạng?

Dựa vào hàm lượng nitơ toàn phần, tính bằng gam/lít trong nước mắm, trong TCVN 5107: 2003 có phân loại nước mắm thành 4 hạng: đặc biệt, thượng hạng, hạng 1, hạng 2. Theo đó:
- Nước mắm đặc biệt có hàm lượng ni-tơ toàn phần, tính bằng g/l không nhỏ hơn 30.
- Nước mắm thượng hạng có hàm lượng ni-tơ toàn phần, tính bằng g/l không nhỏ hơn 25.
- Nước mắm hạng 1 có hàm lượng ni-tơ toàn phần, tính bằng g/l không nhỏ hơn 15.
- Nước mắm hạng 2 có hàm lượng ni-tơ toàn phần, tính bằng g/l không nhỏ hơn 10.

Cách chọn nước mắm an toàn cho gia đình

Theo các chuyên gia, có ba tiêu chí cảm quan đơn giản để người tiêu dùng đánh giá một chai nước mắm có ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Ba tiêu chí này gồm: màu sắc, độ đạm (tức là tổng hàm lượng nitơ toàn phần, tính bằng g/l) và mùi vị. 

Lam sao de biet nuoc mam dat chuan an toan, chat luong?
Người tiêu dùng nên đọc kĩ thông tin trước khi chọn mua nước mắm


 Tuy nhiên, việc chưa nhất quán trong cách ghi nhãn hàng hóa về nước mắm; cùng với việc có nhiều sản phẩm lập lờ giữa nước mắm và nước chấm đang cùng tồn càng khiến người tiêu dùng hoang mang. Vì trong một rừng thật giả lẫn lộn, khó mà biết đâu là sản phẩm thực sự tốt và an toàn cho cả gia đình. Do đó, cách an toàn nhất là xem kĩ các thông tin về thành phần và qui trình sản xuất được ghi trên bao bì.

Theo bà Hiếu, trước khi quyết định mua sản phẩm, người tiêu dùng nên đọc các thông số kĩ thuật kể trên, cũng như hãy chọn mua những sản phẩm có công bố đầy đủ và minh bạch thông tin chất lượng sản phẩm và cơ sở sản xuất theo đúng tiêu chuẩn TCVN 5107:2003; tránh mua những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, thông tin không minh bạch gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Minh Anh

Chia sẻ về hai sản phẩm công ty đang kinh doanh là Barona và Vị Xưa, bà Hoàng Thị Minh Hiếu, Tổng giám đốc công ty TNHH Nam Phương V.N cho biết, công ty hiện áp dụng cách ghi theo đúng chuẩn của TCVN 5107:2003. Theo đó:- Nhãn hiệu nước mắm truyền thống Barona (số 13701/2014/ ATTP-XNCB ngày 04 tháng 8 năm 2014) có hàm lượng ni-tơ toàn phần không nhỏ hơn 12 g/l- Nước mắm cao cấp Vị Xưa (số 25463/2014/ ATTP-XNCB ngày 25 tháng 12 năm 2014) có hàm lượng ni-tơ toàn phần không nhỏ hơn 40 g/l.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI