Làm sao dạy trẻ sống tự lập?

11/07/2015 - 18:10

PNO - PN - Nếu bạn muốn con bạn trở thành một con người độc lập khi tới tuổi trưởng thành, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về điều ấy từ khi con còn nhỏ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bạn không có thời gian

“Trời ơi, con lại mặc quần ngược rồi. Lại đây, mẹ thay quần cho. Mẹ con mình muộn giờ rồi đấy”

Những tình huống như vậy là không thể tránh khỏi: trong thực tế, bạn sẽ chỉ mất 3 giây để thay lại quần cho con, nhưng với cô bé hay cậu bé của bạn, đó là một vấn đề không đơn giản. Cho trẻ ăn bằng thìa thì dễ dàng hơn nhiều, như thế thì sau đó bạn sẽ không mất nửa giờ để lau nhà và bàn ghế; chúng ta thường muốn giúp con giải các bài tập toán về nhà, bởi vì như thế sau đó chúng ta có nhiều thì giờ nghỉ ngơi hơn là ngồi cặm cụi hướng dẫn con cách làm bài. Tất cả các ông bố bà mẹ đều có đôi khi làm như vậy. Nhưng nếu cách quan tâm này trở thành một thói quen, thì kết quả là bạn sẽ phải chăm sóc một đứa trẻ 25 tuổi hoặc đi cùng cậu ta tới cả chỗ hẹn hò.

Lam sao day tre song tu lap?


Trẻ em khi sinh ra hoàn toàn sống phụ thuộc vào chúng ta, sau đó tới hơn chục năm một con người hoàn toàn tự chủ mới được hình thành. Những người cha và mẹ khôn ngoan sẽ giúp đứa trẻ trở nên độc lập. Điều đó hoàn toàn không dễ dàng: bạn luôn muốn bảo vệ con mình khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống. Có một nguyên tắc đơn giản của việc giáo dục một con người độc lập: không nên làm cho trẻ những gì mà trẻ có thể làm một mình.

Điều đó đôi khi sẽ khiến con bạn gặp khó khăn, nhưng nó có thể học được cách đối phó với sự căng thẳng từ những kinh nghiệm của riêng mìnhh. Và nếu con bạn luôn luôn được bảo vệ khỏi bất kỳ khó khăn nào thì bạn sẽ cho ra đời một con người không có khả năng tự tin vào chính mình và luôn tìm mọi cách để né tránh những rắc rối. Một đứa trẻ như vậy sẽ gặp khó khăn ngay từ lớp một là điều gần như chắc chắn, và các bậc cha mẹ thì chẳng phải bao giờ cũng bên cạnh để giúp bé..

Do đó, vì tương lai của con mình, đừng làm giúp bé tất cả mọi điều. Tuy nhiên, trong việc giao tiếp với trẻ em không có phương pháp “thành công nhanh chóng”. Hãy tự an ủi rằng thời gian bạn bỏ ra cho trẻ sẽ không hề vô ích.

Trò chuyện càng nhiều càng tốt cho trẻ

Giả sử cô con gái mười ba tuổi của bạn một hôm bỗng nói với cha mẹ: "Hôm nay con sẽ đi dự sinh nhật bạn thân của con. Con có thể ngủ lại nhà bạn con nếu tiệc khuya quá hay không? ". Hãy đặt tình huống là bạn hoàn toàn không biết gì về cô bạn gái đó và không biết gì về những bí mật trong cuộc sống của con mình. Trong tình huống như vậy bạn sẽ có hai cách phản ứng sai lầm. Môt là sự bảo thủ: "Không được! Đừng nghĩ đến chuyện đó nữa". Hai là tôn trọng tự do quá mức: "Có gì mà phải hỏi nhỉ, con lớn rồi mà".

Những bậc cha mẹ khôn ngoan thì khác, họ không trả lời ngay "có" hoặc "không", mà họ bắt đầu hỏi con về bạn bè con và cùng với con đưa ra các phương án lựa chọn: "Vì sao con thích ngủ lại nhà bạn? Ba mẹ có thể tới đón con sau khi tan tiệc mà? ". Kết quả là với bất kỳ quyết định nào mà bạn và con lựa chọn thì mọi việc cũng sẽ được giải quyết khôn ngoan và có trách nhiệm hơn với cả hai bên.

Sự trao đổi không bao giờ là thừa. Điều đó là cần thiết với trẻ mọi lứa tuổi. Vì vậy, trước khi thực hiện một quyết định nào, bạn cần nói chuyện với con.

Thí dụ khi con bạn tuyên bố: "Ngày mai con không muốnđi học". Đừng bỏ qua điều mà bạn lập tức biết rằng bạn khôngbao giờ chấp nhận, bạn cần kiểm tra xem điều gì đã xảy ra. Mọi việc cũng không kém phần ngu ngốc nếu bạn lập tức đồng ý và vội vã tìm người gửi con sáng mai.

Lam sao day tre song tu lap?


Khi một con người bé nhỏ phải trải qua tình trạng bất lực, nó thường bắt đầu cảm thấy sợ hãi và không hiểu nó sợ điều gì. Khi đó, cha mẹ phải là nhà trị liệu tự nhiên, coi trọng những cảm xúc của trẻ và cho con mình cơ hội để nói về điều đó. Con bạn càng biết cách nói về nỗi sợ của mình thì bạn càng có cơ hội gần gũi con nhiều hơn.

Bạn cũng cần cho trẻ biết rằng sợ hãi cũng như cảm thấy cô đơn, tội lỗi, tức giận là bình thường. Hãy kể cho con nghe về sự sợ hãi bất kỳ nào đó của mình. Bạn có thể hỏi con những câu hỏi mở không phải là những câu hỏi khiến con có thể trả lời đơn giản có hay không: "Con không thích chuyện gì ở trường? Con sợ hãi điều gì? ".

Khi trẻ mô tả cảm xúc của mình bằng lời nói, trẻ sẽ học cách nhận biết và kiểm soát chúng. Và sau đó nỗi sợ hãi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến những quyết định của trẻ.

Quyền lựa chọn

Sẽ là rất vô lý nếu bạn muốn một đứa trẻ năm tuổi lựa chọn trường học, thực phẩm, hoặc lịch sinh hoạt trong ngày. Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ rất nhỏ cũng nên học cách lựa chọn. Hãy cho trẻ làm quen với "sự lựa chọn trong khuôn khổ." Thí dụ con thích bánh mì kẹp thịt tròn hay ổ dài vuông? Hãy để trẻ suy nghĩ, ngay cả khi điều đó không có gì là quan trọng lắm.

Bạn không cần phải thuyết trình cho con về lợi ích của việc đi dạo và không khí trong lành, chỉ cần hỏi con: "Con thích lên sân thượng chơi hay ra công viên"; "Con uống gì: nước lọc hay nước trái cây?"; "Con dọn đồ chơi bây giờ hoặc sau khi đi dạo?".

Những câu hỏi đó được đặt trong khuôn khổ: bạn không cho phép đứa trẻ quyết định việc dọn dẹp đồ chơi hay không. Nhưng họ cho phép trẻ đưa ra quyết định dọn vào lúc nào, và trẻ sẽ thấy hào hứng với công việc hơn khi được lựa chọn. Nói chung, nên cho trẻ em dưới 5 tuổi được lựa chọn một trong hai điều, và trong tương lai số lượng những lựa chọn sẽ dần dần tăng lên.

Hành động có hậu quả

Bạn có thể nói: "Được rồi, hãy để trẻ tự lựa chọn. Nhưng nếu nó chọn sai?". Câu hỏi đặt ra hoàn toàn đúng. Nếu hành động của trẻ có thể là một nguy cơ đối với sức khỏe của nó hoặc lợi ích của gia đình thì cha mẹ nên cứng rắn nói "không". Tuy nhiên, phần lớn các hành động của trẻ em thường là vô hại.

Điều quan trọng khác là làm sao cho trẻ hiểu được rằng mỗi hành động mà nó thực hiện đều có hậu quả. Cô bé cố gắng đi đôi dép đi trong nhà của mẹ: điều đó có vẻ thú vị, nhưng không thoải mái. Trẻ cố gắng ăn súp bằng ống hút - điều đó hóa ra chẳng thích thú gì. Các ông bố bà mẹ thông thái sẽ không hét lên: "Đừng làm những chuyện ngu ngốc nữa!". Bởi đó là một bài học quý giá. Và đồng thời với điều đó trẻ sẽ học được bài học không sợ sai lầm, hành động tự lập, và phát hiện ra rằng các hành động đều có hậu quả. Vì vậy, bạn không cần phải mắng một đứa trẻ vì nó đã quên chiếc xẻng xúc cát ngoài công viên và sáng hôm sau thì không tìm ra nó nữa - trẻ đã tự đưa ra kết luận cho mình.

Lam sao day tre song tu lap?


Mắng mỏ và trừng phạt một đứa trẻ sẽ làm đứa trẻ mất đi lòng tự trọng và trách nhiệm: "Con là đứa trẻ xấu, vì thế con sẽ cư xử xấu". Sẽ khôn ngoan hơn nhiều khi sử dụng chính những hậu quả của hành vi để quyết định vấn đề. Ví dụ, trong một gia đình, việc tranh cãi luôn kéo dài đến vô tận vì đứa con liên tục bị phân tâm. Cuối cùng, một ngày người mẹ nói: "Con nhìn thấy mặt trời ngoài cửa sổ không? Khi nó trốn sau cái cây kia thì con sẽ không thể đi chơi được nữa. Con hãy sửa soạn càng nhanh càng tốt, còn mẹ sẽ uống cà phê". Mỗi lần sửa soạn đi đâu là một lần cãi cọ - còn bây giờ, khi bé phải chọn lựa, mọi việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trong những trường hợp như vậy, đứa trẻ, dù còn rất nhỏ, cũng không cảm thấy mình "không ngoan" hoặc sẽ bị bị trừng phạt. Bé bắt đầu nhận ra rằng số phận của mình phụ thuộc vào hành vi của mình. Và bé sẽ học cách lựa chọn hành động nào.

Trẻ cần giúp đỡ

Trẻ cố gắng để gài các nút trên áo, sau đó nó bắt đầu nản chí, cáu kỉnh, tức tối với chiếc áo của mình. Bằng cách đó, trẻ đã thừa nhận là mình bất lực và muốn nhờ mẹ can thiệp vào tình huống khó khăn. Thật sự là để cài một chiếc nút áo, chúng ta cần có vài kỹ năng vận động, người lớn chúng ta từ lâu đã quên mất điều đó.

Đừng vội đánh giá con: Chẳng làm được gì. Hãy giúp con quen với việc yêu cầu: Xin mẹ hãy giúp con! Sau đó, bạn phải cho con cơ hội để tự làm mọi việc (Hãy giúp con cài một chiếc nút để so hai vạt áo cho bằng và khuyến khích con tự cài những chiếc còn lại). Có thể cùng con làm những việc này nhiều lần cho tới khi con có kỹ năng thành thục.

Một đứa trẻ lớn khi bất lực không thể làm gì đó có thể sẽ hỏi: "Con phải làm sao đây?". Tốt nhất là thay cho câu trả lời, bạn hãy hỏi: "Con nghĩ nên làm thế nào". Thông thường, con bạn sẽ đưa ra một giải pháp hợp lý nhất. "Không thể làm gì được" là một kết luận sai, con trẻ chắc chắn sẽ có thể làm một điều gì đó - và chúng ta nên cho con cơ hội. Khi con đã thực hiện ít nhất là một phần của vấn đề, con sẽ có cảm giác của sự tự lực.

Đừng quên đánh giá cao những gì con làm được, dù chỉ là sự cố gắng.

Vần đề của ai?

Nếu con bạn gặp phải một vấn đề vô cùng khó khăn, bạn cần phải suy nghĩ: đó là vấn đề của con hay của bạn? Cho đến khi con hoàn toàn tự lực được thì đó luôn phài là vấn đề chung. Hãy để cho con tự làm những gì con có thể. Bố mẹ chỉ cần giúp con kết thúc mọi việc hoàn hảo. Cùng với sự trưởng thành của con cái, những ông bố và bà mẹ sáng suốt sẽ càng ít can thiệp vào công việc của con hơn. Trong vòng 20 năm đầu đời của con cái, hãy luôn ở bên cạnh con và sẵn sàng giúp đỡ con khi cần thiết.


SONG HÀ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI