Làm Osin giữa đô thành hoa lệ

26/11/2020 - 05:36

PNO - Series ảnh chiến thắng giải thưởng nhiếp ảnh dài kỳ Camille Lepage Award năm 2019 của Thomas Morel-Fort đã mang đến một góc nhìn về "những người khốn khổ" làm nghề Osin giữa lòng Paris hoa lệ.

Thoạt nhìn, series ảnh đời sống của nghệ sĩ người Pháp Thomas Morel-Fort đem đến cảm nhận về “xứ sở thần tiên”: những công chúa, quốc vương Ả-rập ra vào dinh thự Paris, kỳ nghỉ hè nơi villa trên đồi ở Côte d’Azur (vùng bờ biển phía nam, thuộc Địa Trung Hải - một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất nước Pháp), hay bất kỳ cảnh quan nào khác nói lên nét phù hoa, thịnh vượng.

Thế nhưng đằng sau đó, nhiều tác phẩm phản ánh một thực tế gai góc. Qua ống kính, Morel-Fort lột tả chân dung những “nàng Lọ Lem” đang phải sống chật vật giữa Paris hiện đại - những phụ nữ Philippines được thuê để nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, trông trẻ và tuân theo mọi yêu cầu từ những người chủ giàu có.

Có khoảng 50.000 người Philippines đến Pháp làm việc mỗi năm. Phần lớn họ thiếu giấy phép lao động hợp lệ. Rất nhiều trong số này là phụ nữ, những người không có lựa chọn nào hơn ngoài hành nghề giúp việc - giữ trẻ cho giới thượng lưu gốc Ba Tư với khối bất động sản rải rác quanh Paris, Địa Trung Hải và Trung Đông.   

Vẻ ngoài xa hoa, dẫu vậy, ẩn giấu bên trong một thực trạng bóc lột, lạm dụng đáng quan ngại.

Lực lượng lao động chân tay như người giúp việc nhà là đối tượng dễ chịu rủi ro bóc lột, bị đối xử bất công bởi những người chủ. Đằng sau cánh cửa đóng kín của những căn hộ, biệt thự biển sang trọng, một số người phải làm việc không lương, bị thu giữ passport và gần như không thể cầu cứu ai.

Sáu năm trước, Morel-Fort sống tại quận 16 nhộn nhịp của Paris - nơi tập trung thắng cảnh Khải Hoàng Môn, hàng loạt bảo tàng nghệ thuật cùng khu villa “kín cổng cao tường”. Ngày nọ, nhiếp ảnh gia bấy giờ 35 tuổi chợt chú ý đến khá đông phụ nữ Philippines dắt trẻ nhỏ dạo quanh công viên và quán café gần nhà anh. Không lâu sau, tình cờ trông thấy một nhóm phụ nữ như thế trên chuyến tàu điện ngầm, Morel-Fort mạnh dạn đến bắt chuyện, tò mò muốn biết thêm về họ.

Cuộc trò chuyện hôm ấy đã tạo bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhiếp ảnh gia, buộc Morel-Fort phải thay đổi góc nhìn về chính quê hương anh.

 Donna trên chuyến xe buýt về nhà sau ngày làm việc.
Donna trên chuyến xe buýt về nhà sau ngày làm việc

Morel-Fort dành một năm tiếp theo để làm quen với một số phụ nữ đang lặng lẽ làm việc trong nội thành Paris, tìm hiểu về gia đình họ ngậm ngùi bỏ lại nơi quê nhà Philippines, về cuộc sống bấp bênh họ trải qua trên đất khách. Anh hỗ trợ nhóm phụ nữ mở tài khoản ngân hàng, giúp lau chùi những tấm kính cửa sổ quá cao ở căn hộ nguy nga họ được thuê giúp việc nhà. Suốt thời gian đó, anh quyết định không đụng đến máy ảnh. Trước hết, Morel-Fort kỳ vọng có thể được họ tin tưởng.

Cuối cùng, khi nhận được sự đồng ý, anh bắt đầu ghi hình đời sống thường nhật của họ, tập trung vào hai nhân vật: Donna, 42 tuổi, và Jhen, 37 tuổi. Anh chụp ảnh những  lúc họ dọn dẹp nhà cửa, gọi điện thăm hỏi người thân đang sống tại quê nhà, và khi họ kết nối với cộng đồng Philippines ở Paris.

“Họ bỏ lại tất cả những gì thân thương nhất - đất nước, con cái họ - để chăm sóc cho gia đình, nhà cửa của những người xa lạ”, Morel-Fort chia sẻ. Series ảnh là “món quà” tri ân đặc biệt nhiếp ảnh gia muốn gửi tặng những phụ nữ này. “Nhiều người chấp nhận đối mặt tình cảnh khó khăn vì một lý do duy nhất: để có thể gửi tiền chu cấp, cải thiện tương lai gia đình”.

 

Nhiều phụ nữ như Donna phải gồng gánh đủ loại công việc không tên trong những căn hộ rộng lớn, sang trọng.
Nhiều phụ nữ như Donna phải gồng gánh đủ loại công việc không tên trong những căn hộ rộng lớn, sang trọng

Với Donna, người phụ nữ lớn lên ở làng quê miền núi nghèo khó, giấc mơ trở thành y tá thời niên thiếu nay “trao” lại cho bốn đứa con. Năm 2012, Donna trả 13.000 Euro (khoảng 350 triệu đồng) để được đưa đến Paris. Tám năm qua, Donna chưa một lần được trở về nhà. Năm ngoái, con gái của cô là người đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp đại học, nhờ những đồng lương Donna chắt chiu gửi về.

“Tôi rất vui. Giấc mơ làm y tá nay có thể được con gái hoàn thành thay tôi”, Donna bày tỏ. “Phải sống xa con là điều đau khổ vô cùng, nhưng tôi vẫn tự hào vì những hy sinh của mình không vô nghĩa. Ở Philippines, có rất nhiều người lao động tha hương, nhưng bạn làm mọi thứ đều vì gia đình”.  

Donna chăm sóc con nhỏ của một người chủ nhà.
Donna chăm sóc con nhỏ của một người chủ nhà

Năm 2016, một gia đình Ba Tư giàu có từng thuê Donna, nhờ cô tìm thêm nhân viên phụ việc trong villa ở Côte d’Azur của họ. Morel-Fort đề nghị xin vào làm. Đến khi họ nhận ra anh là đàn ông và có quốc tịch Pháp, đã quá trễ để tìm ai khác thay thế.

Trải nghiệm tại căn “villa bí mật” khiến nhiếp ảnh gia ngỡ ngàng.

Anh làm việc cạnh một nhóm người lao động gốc Phi không giấy phép. Bấy giờ họ vẫn chưa được nhận lương dù đã ở đây từ mùa hè năm ngoái. Những người chủ có tính cách thất thường hệt như cách trả lương nhân viên: sau khi người giúp việc mất 3 ngày lấp đầy bể bơi lớn, họ được bảo phải đổ hết nước đi ngay giữa đêm đơn giản vì “gia đình chủ nhà không thích màu nước trong bể”. 

Morel-Fort dành 6 tuần làm quen và ghi lại hình ảnh những người giúp việc trong căn villa, với sự cho phép của họ (gia đình chủ nhà không hay biết về nghề nghiệp thật của anh). Và, thứ nhiếp ảnh gia chứng kiến tại đây là “sự lạm dụng sức lao động trắng trợn”.

“Tại villa, luật lệ đưa ra bởi nhóm người luôn được gọi với danh xưng quý ông hoặc quý bà”, anh kể. “Chúng tôi phải chờ để phục vụ mọi yêu cầu của họ liên tục 24 giờ. Chúng tôi thậm chí không chắc mình được nghỉ ngơi lúc nào, hay khi nào họ mới trả lương”.

“Đã mường tượng trước vài viễn cảnh tiêu cực, nhưng khi trực tiếp dấn thân, tôi không ngờ lại có thứ hành vi như thế tồn tại ở Pháp. Chứng kiến tận mắt điều kiện lao động khốn khó của những phụ nữ Philippines càng khiến tôi có động lực hoàn thiện series ảnh”.

Dự án trải dài 6 năm của Morel-Fort, về sau, trở thành một bằng chứng rúng động tố cáo thực trạng bóc lột ngày nay.

Jhen trong căn phòng ngủ chật chội ở Paris. Cô đã không được gặp gia đình suốt 7 năm, nhưng vẫn cố giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại.
Jhen trong căn phòng ngủ chật chội ở Paris. Cô đã không được gặp gia đình suốt 7 năm, nhưng vẫn cố giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại.

“Không người phụ nữ nào tôi gặp đủ khả năng hồi hương, đoàn tụ với gia đình. Họ không có visa, và đều nhập cảnh trái phép đến Pháp”, Morel-Fort nói. Gần đây, anh đã đến Philippines, tìm gặp gia đình Jhen và Donna, sau khi series ảnh chiến thắng giải thưởng nhiếp ảnh dài kỳ Camille Lepage Award năm 2019.

“Tại Philippines, gia đình những phụ nữ cũng phải đối diện khó khăn riêng. Những đứa con đã không gặp mẹ hàng năm liền, trong khi không thể hiểu chính xác người mẹ phải hy sinh ra sao vì họ”, anh nói. 

Như Ý (theo The Guardian

             

     

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.