Làm nhạc trưởng như... luyện thái cực quyền

30/03/2014 - 20:58

PNO - PNO - Đó là lời tự thán dí dỏm của NSƯT Trần Vương Thạch khi được các bạn trẻ hỏi về quy tắc và ý nghĩa của hành động vung gậy trên bục chỉ huy.

edf40wrjww2tblPage:Content

Lam nhac truong nhu... luyen thai cuc quyen
Nhạc trưởng, NSƯT Trần Vương Thạch ví nghề của mình như... luyện thái cực quyền

Bao giờ cũng vậy, người đàn ông đứng quay lưng vào khán giả, vung chiếc gậy nhỏ bé nhưng đầy quyền lực suốt buổi mà dàn nhạc ai nấy đều răm rắp tuân theo, luôn là tâm điểm gây thắc mắc với khán giả chương trình .

Ông ấy là ai, cây gậy được vung theo những quy tắc nào, ý nghĩa của từng biên độ động tác, làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa hai nhạc trưởng khi chơi cùng một tác phẩm, ngôn ngữ nào đã được “ổng” sử dụng để hai nghệ sĩ chơi hai nhạc cụ khác nhau đều hiểu được...? Tất cả câu hỏi đặt ra vào cuối chương trình Giai điệu trẻ tháng 3/2014 diễn ra vào tối 29 tại Nhà hát Thành phố đều hướng về người đàn ông kỳ lạ ấy.

Trong vai trò nhạc trưởng và diễn giả của chương trình, giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HBSO) Trần Vương Thạch đã lý giải khá sinh động và dễ hiểu về công việc của mình. Tay phải tượng trưng cho lý trí, tức phải thực thi chính xác theo cấu trúc tổng phổ, không được phép sai lệch; còn tay trái biểu đạt cho con tim, linh hoạt tùy biến theo diễn tiến sắc thái của tác phẩm cũng như cá tính của người chỉ huy; hai thứ này luôn rạch ròi, không lấn át nhau.

Lam nhac truong nhu... luyen thai cuc quyen
Theo Trần Vương Thạch, tay phải tượng trưng cho lý trí, tay trái biểu đạt cho con tim

“Có thể mô tả nôm na công việc của tôi giống như... luyện thái cực quyền hay thiền vậy. Tôi không được... phát ra âm thanh nào cả, lại phải huơ tay và đứng suốt buổi, trong khi các bạn nhạc công và khán giả đều được ngồi” - ông giải thích dí dỏm.

Khuôn khổ chương trình không cho phép nhạc trưởng Trần Vương Thạch bàn sâu hơn về chuyên môn, song bằng cách thị phạm trực quan cùng dàn nhạc, ông phần nào giúp các bạn trẻ hiểu được vai trò thầm lặng nhưng quan trọng của người chỉ huy.

Là số mở màn của Giai điệu trẻ 2014 nên chủ đề được chọn lần này tương đối rộng, bao quát nhiều khái niệm cơ bản liên quan đến nhạc cổ điển như cấu trúc dàn nhạc giao hưởng; tính chất âm thanh và vai trò của từng bộ nhạc cụ như dây, gỗ, đồng, gõ; các thời kỳ nhạc cổ điển như Tiền Cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Hiện đại; nền khí nhạc Việt Nam; vai trò của dàn nhạc giao hưởng trong các loại hình nghệ thuật khác...

Lần này, mâm cỗ nhạc cổ điển được bày biện rất đa dạng và chọn lọc với nhiều hình thái âm nhạc khác nhau: rộn ràng, đầy sức sống với concerto Mùa Xuân trong chùm Tổ khúc Bốn mùa của Vivaldi; sâu lắng, du dương với Sinfonia concertante cho tứ tấu kèn và dàn nhạc, K. 297, chương I của Mozart (kèn cord, oboe, clarinet hiện nay dù làm bằng đồng nhưng vẫn được xếp vào bộ gỗ vì chất liệu khởi thủy của các nhạc cụ này là gỗ); dữ dội, cuồng nộ với Polka Sấm và chớp, op. 324 của Strauss II; dũng mãnh, sục sôi với Overture Khinh kỵ binh của Franz von Suppe; lãng mạn với My heart will go on của James Horner; ấm áp, dịu dàng với Trở về đất mẹ của Nguyễn Văn Thương...

Lam nhac truong nhu... luyen thai cuc quyen
Phần diễn giải về về tác phẩm Sinfonia concertante cho tứ tấu kèn và dàn nhạc, K. 297,
chương I (Mozart) và đặc tính của bộ gỗ

Lam nhac truong nhu... luyen thai cuc quyen
Concertmaster Tăng Thành Nam đang solo trong tác phẩm concerto
Mùa Xuân
trong chùm
Tổ khúc Bốn mùa (Vivaldi)

Nghe hết những tác phẩm ấy, phải công nhận với lời chia sẻ của nhạc trưởng Trần Vương Thạch rằng “dàn nhạc giao hưởng là dàn nhạc của nhân loại” bởi sự chắt lọc những gì tinh túy nhất của loài người để tạo thành thứ âm thanh có chiều sâu tri thức, giãi bày nhiều trạng thái phức cảm và ý chí của con người, tổng hòa nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ, màu da khác nhau trong cùng một dàn nhạc mà biên chế đầy đủ nhất có thể lên đến hơn 100 người.

“Người ta gọi âm nhạc chúng tôi chơi là bác học không phải vì khó hiểu mà chẳng qua vì chúng tôi phải học nhiều hơn người khác mà thôi” - Trần Vương Thạch nói. Những khán giả trẻ đêm qua - phần lớn là sinh viên, đã đến rất sớm, rất đông đủ (30 phút trước giờ bắt đầu khoảng phân nửa số ghế ngồi đã được lấp đầy), hầu như đều nán lại đến phút cuối để lắng nghe trọn vẹn âm thanh “bác học” ấy, hào hứng đặt câu hỏi với người chủ trì. Dường như với họ, không quan trọng việc hiểu âm nhạc cổ điển thế nào mà là cách nhạc cổ điển đã chạm vào trái tim họ.

HOÀNG YẾN
Ảnh: HOÀNG SƠN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI