Làm gì khi bị bỏng nắng?

25/04/2017 - 09:50

PNO - Thông thường bỏng do nắng hay gặp tổn thương trên bề mặt da, hiếm khi ảnh hưởng đến cơ, thần kinh.

Vì quên không mang áo và khẩu trang che nắng, lại phải chạy xe máy dưới nắng gắt nhiều giờ nên tối về nhà thì da tôi có dấu hiệu cháy nắng; mặt đỏ lên đau rát. Tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng này? 

Nguyễn Thị Minh Hà (Q.10, TP.HCM)

, Phó khoa Cấp cứu, BV ĐH Y Dược TP.HCM tư vấn: Tình trạng cháy nắng như bạn mô tả có thể gọi là bỏng do nhiệt. Bỏng nhiệt được chia làm ba mức: độ 1 (tổn thương trên bề mặt da, độ 2 (tổn thương sâu hơn trên da) và độ 3 (tổn thương đến cơ, thần kinh).

Thông thường bỏng do nắng hay gặp ở mức độ 1 hoặc 2. Khi bị bỏng nắng, trước tiên bạn phải rửa vùng đỏ rát bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý (mua ở hiệu thuốc). Nếu phần da cháy nắng xuất hiện bóng nước, tuyệt đối không được chọc vỡ vì có thể bị nhiễm trùng.

Tùy mức độ bỏng bác sĩ sẽ cho bạn uống kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Da bị cháy nắng tưởng là đơn giản nhưng cần theo dõi cẩn thận. Đôi khi vùng da cháy nắng nổi bóng nước to, không đau rát nhưng có thể là dấu hiệu nguy hiểm vì bỏng sâu gây tổn thương dây thần kinh nên bệnh nhân không có cảm giác gì.

Trong những ngày nắng nóng hiện nay, khi ra đường mọi người cần trang bị mũ nón, áo chống nắng, che chắn đầy đủ để bảo vệ da. Từ 10g-14g là thời điểm cường độ tia cực tím cao nhất trong ngày, nếu không có việc cần thiết thì bạn nên tránh ra đường.

Thanh Huyền ghi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI