Làm âm nhạc tử tế khó quá!

14/09/2013 - 10:55

PNO - PN - Sự phát triển của xã hội đã khiến mọi thứ trở nên gấp gáp, đẩy đưa nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng ngày càng dễ dãi, vì thế mà cơ hội được làm nghệ thuật của các nghệ sĩ cũng hạn hẹp dần.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong buổi họp báo giới thiệu chương trình Cửa sổ âm nhạc số 2 - Tôi mơ một giấc mơ, nhạc sĩ Dương Thụ thẳng thắn: “Nếu trông chờ vào bán vé thì không thể làm được một chương trình đúng nghĩa. Giá vé có cao cũng chỉ để cho… oai vì không có chương trình nào có thể lãi nếu thực sự trả thù lao xứng đáng cho mỗi nghệ sĩ”.

Lam am nhac tu te kho qua!Vẫn là những trăn trở của một người làm nghệ thuật chỉ biết đến nghệ thuật, nhạc sĩ Dương Thụ nói, ông không đi xin tài trợ, cũng không cùng ê kíp của mình vẽ ra dự án để “vắt sữa bò” từ ngân sách nhà nước, nên con đường làm nghệ thuật gian nan lắm. Có những thứ ông và ê kíp muốn làm, như dự định cho Cửa sổ âm nhạc số 2 về bộ tứ: Phó Đức Phương - Nguyễn Cường - Trần Tiến và Dương Thụ, phải để lùi lại. Dù vậy, ông vẫn bày tỏ: “Tôi không xin nhưng mong báo chí và các nhà tài trợ đồng hành cùng người nghệ sỹ, để chúng tôi có cơ hội được làm nghệ thuật”.

Quả thật, trong thời khủng hoảng kinh tế cộng với khủng hoảng giá trị nghệ thuật như hiện nay, những thứ âm nhạc kén người nghe, thường được gọi bằng mấy chữ là “âm nhạc tử tế”, tìm cho mình một con đường sống là không dễ. Sau thời kỳ hoàng kim những năm 2010-2012 của thị trường âm nhạc với hàng loạt các show bán vé giá cao như Không gian âm nhạc, Hòa nhạc Việt Nam, Tiêu điểm âm nhạc…; hiện thị trường nhạc “sang” gần như rơi vào tình trạng đóng băng, khi các show trên không “dẹp tiệm” thì cũng lay lắt vì không bán được vé. Khán giả bắt đầu… thấy ngán những show nhạc “sang”, giá vé đắt, chỉ chọn những show nhạc xưa, nhạc “sến”, nhạc thị trường giá vé hạng trung được tổ chức nhan nhản tại Hà Nội và TP.HCM.

Vì thế, nguồn trông chờ duy nhất của những show nhạc “sang” hiện phụ thuộc chủ yếu vào sự “rón tay… làm phúc” của các đơn vị tài trợ. Nhưng lúc này, kiếm được đơn vị nào chịu bỏ tiền ra tài trợ quả khó như “mò kim đáy bể”, bởi xét về hiệu quả kinh tế tức thời, sự tài trợ đó không mang lại gì cho doanh nghiệp. Hầu hết các nhãn hàng chịu chi hiện nay đều dồn lực vào làm các chương trình của riêng họ, một dạng như show tri ân khách hàng, kiêm quảng cáo sản phẩm, ít quan tâm đến nghệ thuật thực thụ.

Đó cũng là điều đáng báo động! Chúng ta đang tự nuôi dưỡng mình bằng những thứ nhạc xưa, “sến”, thập cẩm, đánh mất dần thứ âm nhạc tử tế và đúng nghĩa.

 M.I.N.H

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI