Cùng với đó, những ngày qua, liên quan đến câu chuyện phát hành, thông tin về khả năng bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể sẽ không được chiếu ở các cụm rạp CGV khiến nhiều nhà sản xuất và khán giả lo ngại. Cả hai sự việc là tín hiệu cho thấy thêm lần nữa phía sau màn ảnh đang có cuộc chiến giữa các nhà phát hành...
Ngộp thở với tốc độ phim ra rạp
Bên cạnh những đơn vị phát hành phim lâu năm và trở thành những “ông lớn” nhập phim ở VN hiện nay như CJ CGV, Galaxy, BHD, Lotte Cinema, MVP Platinum, thị trường VN có thêm một số đơn vị độc lập, quy mô nhỏ tham gia lĩnh vực này như Green Media, Phương Nam Entertainment, Mega GS Distribution, A Company… Những đơn vị cũ như Sài Gòn Movies Media, Nghiệp Thắng cũng trở lại nhập phim.
Sự xuất hiện của quá nhiều nhà nhập phim cùng sự nở rộ của các cụm rạp khiến thị trường nhập và phát hành phim trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Vòng đời trụ rạp của một phim vì thế nhanh đến mức có khi khán giả chưa kịp biết tên thì phim đã mất hút, thay bằng phim khác. Thống kê năm 2015 cho thấy chỉ riêng lượng phim ngoại phát hành tại VN là khoảng 200 phim, trung bình một tuần hai-ba phim ra rạp, nhưng tốc độ hiện nay là nămsáu phim/tuần, cá biệt ngày 12/8 vừa qua có đến bảy phim cùng khởi chiếu. Quá nhiều phim, quá nhiều nhà phát hành nhưng không phải nhà phát hành nào cũng có rạp đã dẫn đến sự căng thẳng giữa các đơn vị phát hành mà các nhà phát hành nhỏ lẻ thường chịu thiệt nhất.
pocalypse - bom tấn của Galaxy nhập bị CGV từ chối chiếu
Đến sau, nên các tân binh thường phải tìm nguồn phim từ những hãng độc lập hoặc phim của những nền điện ảnh ít phổ biến ở VN như Nga, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Thái Lan… Các phim lớn của Mỹ hầu hết do CJ CGV và Galaxy thâu tóm phát hành. Ngoài phim Mỹ, CJ CGV còn cùng với đối thủ Lotte Cinema chia nhau nhập “bom tấn” Hàn. MVP Platinum “chuyên trị” phim Ấn Độ cùng vài phim châu Âu có chất lượng, chủ yếu từ hãng Europa. BHD mua nhiều phim Trung Quốc, Hồng Kông. Cái khó của các hãng mới tham gia nhập phim không phải ở chỗ khó tìm ra được phim hay mang về chiếu mà là thời gian tìm kiếm sẽ khá lâu so với các “ông lớn”, khả năng phim ăn khách cũng không lấy gì bảo đảm. Thế nên các nhà phát hành tỏ ra rất thận trọng trong việc chọn phim.
Còn với những đơn vị phát hành không sở hữu cụm rạp, khó khăn sẽ tăng thêm ở chỗ không tìm được đầu ra cho phim. Trong trường hợp này, để đưa phim vào các rạp, đơn vị phát hành có khi phải chia thêm từ 10-12% doanh thu cho đơn vị phát hành có rạp, xem như một hình thức đồng phát hành.
Bằng mặt không bằng lòng
Phim nhiều, rạp nhiều khiến thị trường phát hành-chiếu bóng ở VN đi cùng với đà tăng trưởng cũng tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà phần thắng tất nhiên thuộc về “ông lớn”. Với lợi thế sở hữu nhiều cụm rạp nhất nước (chiếm 40% tổng số rạp phim cả nước) và nắm giữ lượng phim ngoại lớn, phim do CJ CGV phát hành hoặc được chiếu ở hệ thống rạp CGV đảm bảo mang lại nguồn thu cao hơn những phim không chiếu ở CGV.
Ý thức điều đó, CJ CGV áp dụng mức chia tỷ lệ phần trăm doanh thu theo hướng có lợi nhiều cho mình, dẫn đến vụ ồn ào tám doanh nghiệp gồm BHD, Galaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA giữa năm nay đã phát đơn khiếu nại CGV chèn ép họ. Vụ khiếu nại này gợi nhớ đến chuyện cách đây sáu năm, Megastar (tiền thân của CGV) cũng từng bị sáu doanh nghiệp nội địa tố cáo tận dụng ưu thế lớn trên thị trường để nâng giá thuê phim và áp đặt các điều kiện phát hành.
Phản hồi dư luận về vụ ầm ĩ với tám đơn vị trong nước, cô Lưu Hạnh, đại diện phát ngôn CGV cho biết: “Thực tế, phụ thuộc chất lượng phim, số lượng rạp và số lượng phòng chiếu của đơn vị phát hành mà CGV và bên liên quan cùng nhau xây dựng và thống nhất áp dụng tỷ lệ phân chia doanh thu phòng vé với từng đơn vị phát hành. CGV hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bất kỳ công ty phát hành nào, bởi lẽ đơn vị chiếu phim có số lượng rạp và phòng chiếu cao hơn, giá vé cao hơn sẽ mang về lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất, dù tỷ lệ phân chia có thể chênh lệch 5-10%. Bên cạnh đó, khi chiếu phim của các đơn vị phát hành khác tại rạp của CGV, CGV luôn hỗ trợ tiếp thị tích cực cho các bộ phim tại rạp của mình”.
Khi vụ ầm ĩ này còn chưa lắng xuống thì không bao lâu sau xảy ra chuyện phim Xmen: Apocalypse do Galaxy nhập về không được CGV nhận chiếu ở hệ thống của mình, dù đây là tác phẩm “bom tấn” hè của Hollywood. Và giờ đây là nghi vấn được bàn tán mấy ngày nay - phim VN Tấm Cám: Chuyện chưa kể có khả năng không được CGV nhận chiếu.
Bức xúc của các đơn vị trong nước là đúng nhưng khó có thể nói CJ CGV sai vì quy luật cạnh tranh trên thương trường vốn là mạnh được yếu thua. Xảy ra sự thao túng này, một phần xuất phát từ những chính sách của Nhà nước. Luật Điện ảnh vốn quy định “Các doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim”. Điều này khiến ở VN ba đơn vị sản xuất-phát hànhchiếu bóng có khi là một, trong khi ở nước ngoài, như Mỹ, ba đơn vị này thường độc lập nhau để tránh tình trạng độc quyền.
Bà Ánh Loan - Giám đốc phát hành Saigon Movies Media: Phải biết liệu cơm gắp mắm
Mỗi tháng đơn vị chúng tôi nhập hai phim, không dám nhiều hơn vì nếu nhập về nhiều rất khó xếp lịch phát hành. Nguồn phim đến từ các hãng phim độc lập, từ các chợ phim của châu Á. Khi đàm phán chọn phim mua, phải suy đoán khả năng doanh thu để trả giá. Có phim chọn nhưng đem về chiếu cho các chủ rạp xem, họ không đồng ý phát hành thì có thể thương lượng đổi trả lại, tùy theo giao kèo ban đầu. Về doanh thu, có phim thắng, có phim thua, quan trọng là biết liệu cơm gắp mắm thôi.
NSND Trần Ngọc Giàu cho biết, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 có thêm giải thưởng cho tác giả chuyển thể là bước tiến lớn, động viên lực lượng sáng tác.