Lạc quan thời COVID-19: duy trì chi tiêu nếu có thể và ưu tiên thanh toán online

31/03/2020 - 15:03

PNO - Dịch chuyển các giao dịch vào không gian mạng, tận dụng tối đa các ứng dụng tài chính online của ngân hàng, ví điện tử… là cách người tiêu dùng hạn chế rủi ro cho bản thân mà vẫn góp phần duy trì sự lạc quan cho sức mua cho thị trường, giúp doanh nghiệp không rơi vào phá sản.

Duy trì mua sắm nếu có khả năng

Chị Minh Châu (Q.7, TP.HCM) vừa thực hiện đặt lệnh giao hàng bộ nệm gối cao su để làm mới phòng ngủ theo đúng kế hoạch, trong thời kỳ mà doanh nghiệp nào cũng than ế vì COVID-19. Sự chi tiêu này của chị không nhằm mục đích cứu doanh nghiệp nhưng rõ ràng, nó đã góp phần giúp họ bớt khó khăn hơn trong gánh nặng dòng tiền khi cơn đại dịch ập đến.

Cho đến tuần này, công cuộc ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 đã khiến đường phố vắng vẻ, các giao dịch mua bán cũng hạn chế tối đa do khuyến cáo hạn chế ra đường nếu không cần thiết của Chính phủ.

Mặc dù phải thận trọng và cân nhắc, nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc lạc quan chi tiêu của những người “có điều kiện” lúc này cần phải được khuyến khích để duy trì sức mua cho thị trường. Bởi lẽ mỗi người tiêu dùng là một mắt xích của nền kinh tế. Nếu thị trường chỉ có chiều cắt giảm và tất cả người tiêu dùng đều thắt lưng buộc bụng thì hàng loạt doanh nghiệp vốn đang gặp khó sẽ càng thêm lao đao, thậm chí phá sản.

Hãy cứ chi tiêu nếu có điều kiện để duy trì sức mua cho thị trường. Ảnh: ABBANK cung cấp
Hãy cứ chi tiêu nếu có điều kiện để duy trì sức mua cho thị trường. Ảnh: ABBANK cung cấp

Đó là điều mà không một kịch bản rủi ro nào lường trước được. Và khi cơn đại dịch đi qua, nếu doanh nghiệp không thể cựa mình hồi phục thì sự suy thoái sẽ kéo dài.

Chị bạn tôi, anh chủ doanh nghiệp và nhiều người khác có điều kiện và có kế hoạch sắm sửa dài hạn, vẫn đang chủ động đặt mua hàng online đến những địa chỉ sản xuất, gia công, phân phối uy tín. Nếu được, bạn hãy cố gắng ủng hộ các bạn hàng trong rổ nhu cầu và khả năng của mình.

Mua sắm an toàn trong tầm với

Chị Nguyên Trang (sống tại một khu chung cư thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, tuần này chị đã chuyển sang sử dụng dịch vụ đi chợ hộ, mua hộ của các hãng như Be, Grab hay Điện máy xanh và thanh toán thông qua thẻ của ngân hàng liên kết.

Người tiêu dùng được khuyến khích dịch chuyển các giao dịch vào không gian mạng, tận dụng tối đa các ứng dụng tài chính online của ngân hàng, ví điện tử… Ảnh: ABBANK cung cấp
Người tiêu dùng được khuyến khích dịch chuyển các giao dịch vào không gian mạng, tận dụng tối đa các ứng dụng tài chính online của ngân hàng, ví điện tử… Ảnh: ABBANK cung cấp

Các dịch vụ tài chính online như Mobile banking và Internet banking cho những giao dịch trực tuyến hoặc thẻ thanh toán không chạm là lựa chọn phù hợp hơn nếu phải mua sắm ở bên ngoài thay cho tiền mặt để tránh rủi ro lây nhiễm chéo.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các dịch vụ tài chính online như: thực hiện thanh toán hóa đơn, cước viễn thông, điện, nước, điện thoại hàng tháng; chuyển khoản thanh toán các giao dịch trong và ngoài hệ thống một cách thuận tiện. Thậm chí, gửi và tất toán tiết kiệm online sẽ là giải pháp để giữ cho các kế hoạch tài chính không bị gián đoạn lúc này.

Chia sẻ với khách hàng, các ngân hàng cũng đẩy mạnh các chính sách và chương trình ưu đãi giúp người dùng online dễ dàng hơn. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) áp dụng tặng thêm lãi suất 0,1% cho hình thức gửi tiết kiệm online đến hết 07/09/2020; hoặc có cả chính sách hoàn tiền khi dùng thẻ thanh toán không chạm ABBANK visa Contactless.

ABBANK cũng là ngân hàng hiếm hoi có hạn mức giao dịch online được nới rộng lên đến 5 tỷ/ngày cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mua bán lớn mà không cần phải đến thực hiện tại quầy giao dịch.

Hải Châu

 

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI