Lạ miệng với điều tươi cuốn thịt luộc mắm cá trèn

27/04/2024 - 08:43

PNO - Trái điều, hạt điều Bình Phước được nghệ nhân chế biến nhiều món ăn, thức uống hấp dẫn.

Nếu vẫn băn khoăn chiêu đãi bản thân hay gia đình món ăn gì dịp lễ, bạn có thể thử tham khảo món ngon Bình Phước, món ngon Cần Giờ vừa được nhà hàng Mặn Mòi kết hợp với các nghệ nhân ẩm thực tái hiện và phục vụ thực khách.
Nếu vẫn băn khoăn "chiêu đãi" bản thân hay gia đình món ăn gì dịp lễ, bạn có thể thử tham khảo những món ngon từ Bình Phước, Cần Giờ vừa được nhà hàng Mặn Mòi kết hợp với các nghệ nhân ẩm thực tái hiện và phục vụ thực khách tại TPHCM.
“Hạt điều Bình Phước” là một trong 5 nhãn hiệu nông sản được công nhận và bảo hộ bên cạnh “Hồ tiêu Lộc Ninh”, “Gà thả vườn Thanh Lương” và “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương”.
Danh sách món ngon Bình Phước được nhà hàng Mặn Mòi giới thiệu với thực khách TPHCM gồm món ngon từ hạt điều, trái điều, lá kìm, heo bản...
. Nhắc đến Bình Phước, hạt điều là đại diện nổi bật nhất. Có mùa thu hoạch rơi vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, hạt điều Bình Phước có kích cỡ vừa, không to, mẩy, trắng nõn như hạt điều ngoại nhập. Thế nhưng, hạt điều từ Bình Phước vượt xa về vị béo thơm, ngọt bùi tự nhiên, rang lên càng “nức mũi” và giòn tan. “Hạt điều Bình Phước” là một trong 5 nhãn hiệu nông sản được công nhận và bảo hộ bên cạnh “Hồ tiêu Lộc Ninh”, “Gà thả vườn Thanh Lương” và “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương”,
Hạt điều rang mắm nhỉ: Hạt điều rang sơ với mắm nhỉ đến khi thấm gia vị rồi đem sấy giòn, càng thơm, đậm. Hạt điều rang mắm nhỉ có thể ăn như món khai vị, món ăn vặt, món nhấm cùng bia hay thêm vào các món gỏi.
ĐIỀU TƯƠI CUỐN THỊT LUỘC MẮM CÁ TRÈN Mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt, chua, chát nhẹ và tươi mát của trái điều sẽ là trải nghiệm ẩm thực sáng tạo xoa dịu cái nóng đầu hạ của Sài Thành. Thay cho bánh tráng quen thuộc, thịt trái điều được thái lát, cuộn lấy phần thịt ba rọi, mắm cá Trèn đậm đà đã được tán nhuyễn kèm các loại rau thơm hữu cơ (húng lủi, rau răm, hẹ...).
Trái điều tươi cuốn thịt luộc mắm cá trèn: Thay cho bánh tráng quen thuộc, trái điều chín được cắt mỏng, vắt nhẹ cho bớt nước, cuốn cùng thịt ba rọi luộc chín, mắm cá trèn đã được tán nhuyễn cùng rau thơm.
ĐIỀU TƯƠI CUỐN THỊT LUỘC MẮM CÁ TRÈN Mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt, chua, chát nhẹ và tươi mát của trái điều sẽ là trải nghiệm ẩm thực sáng tạo xoa dịu cái nóng đầu hạ của Sài Thành. Thay cho bánh tráng quen thuộc, thịt trái điều được thái lát, cuộn lấy phần thịt ba rọi, mắm cá Trèn đậm đà đã được tán nhuyễn kèm các loại rau thơm hữu cơ (húng lủi, rau răm, hẹ...).
Khi ăn, mỗi thành phần của món cuốn mang đến những cung vị khác nhau. Đầu tiên là vị tươi, mọng, chát nhẹ của trái điều tươi, vị ngọt của phần thịt ba rọi luộc chín tới, mằn mặn cay cay của mắm trèn, thơm béo của hạt điều rang mắm nhỉ, thơm cay của húng lủi, rau răm, hẹ...
nước ép điều
Nước ép trái điều tươi: Không chỉ chế biến thành món ăn, trái điều tươi cũng được người dân ép lấy nước, sau đó, kết hợp cùng một số loại trái cây khác và đường phèn, tạo nên các món nước vừa ngon miệng, vừa giải nhiệt.
LỢN BẢN NƯỚNG LÁ KÌM Được nuôi thả rông và chủ yếu bằng rau củ, lợn bản xuất hiện trong nhiều món ngon của cộng đồng người S’Tiêng nơi đây. Trong đó, nướng là cách chế biến khoe trọn ưu thế của loại thịt núi rừng này. Lợn bản có thớ thịt chắc, ít mỡ, hương vị thơm ngon không hề hăng, càng ngon ngất ngây khi xiên que nướng than hồng với lá kìm chua, chát nhẹ với vị umami.
Heo (lợn) bản nướng lá kìm: Heo bản do người S’Tiêng sinh sống tại Bình Phước nuôi bằng các loại rau củ quả nên có hương vị đặc trưng. Heo bản được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, trong đó, nổi bật nhất là xắt thịt thành những lát nhỏ, xiên cùng lá kìm có vị chua, chát nhẹ, nướng trên than hồng.
XÔI MÍT LỘC NINH Bên cạnh cây điều, trái cây như mít Lộc Ninh cũng là một sản vật thơm ngon nhất định phải thử. Sau khi ngâm qua đêm, nếp được trộn với nước dừa, nước cốt nhất thơm béo và ít thái hạt lựu, rồi đồ chín. Xôi được khéo léo nhồi vào múi mít Lộc Ninh chín thơm, giòn, ngọt  đã bỏ hạt, xẻ dọc.
Bên cạnh cây điều, mít được trồng và thu hoạch tại Lộc Ninh cũng là một trong những sản vật du khách nhất định phải thử khi đến Bình Phước. Ngoài thưởng thức thông thường, người dân địa phương cũng sáng tạo món xôi mít Lộc Ninh trứ danh.
XÔI MÍT LỘC NINH Bên cạnh cây điều, trái cây như mít Lộc Ninh cũng là một sản vật thơm ngon nhất định phải thử. Sau khi ngâm qua đêm, nếp được trộn với nước dừa, nước cốt nhất thơm béo và ít thái hạt lựu, rồi đồ chín. Xôi được khéo léo nhồi vào múi mít Lộc Ninh chín thơm, giòn, ngọt  đã bỏ hạt, xẻ dọc.
Xôi mít Lộc Ninh có cách chế biến khá cầu kỳ. Nếp ngâm một đêm, xả sạch, trộn với nước cốt dừa và một ít mít xắt hạt lựu, hấp chín. Khi xôi nguội, người chế biến sẽ khéo léo nhồi vào múi mít Lộc Ninh chín đã bỏ hạt. Xôi mít Lộc Ninh ăn kèm nước cốt dừa và mè rang vàng.
LẨU CÁ LĂNG BỤP GIẤM Ngoài làm trà, mứt, ăn tươi, hoa bụp giấm (hay atiso đỏ, hibiscus) với vị chua thơm đặc trưng còn là nguyên liệu tạo chua thay cho me, chanh hay cơm mẻ, tạo ra bản sắc riêng cho ẩm thực Bình Phước. Món lẩu có nước dùng nấu cùng hoa bụp giấm chua thanh, hỗ trợ khử tanh, thêm hương thơm của lá húng quế. Ăn tới đâu, bạn có thể nhúng phi lê cá Lăng tươi ngọt và rau muống, hoa chuối xanh vào nước lẩu, ngon ngất ngây!
Lẩu cá lăng bụp giấm: Ngoài làm trà, mứt, ăn tươi, hoa bụp giấm (hay atiso đỏ, hibiscus) với vị chua thơm đặc trưng còn là nguyên liệu tạo chua thay cho me, chanh hay cơm mẻ, tạo ra bản sắc riêng cho ẩm thực Bình Phước.
LẨU CÁ LĂNG BỤP GIẤM Ngoài làm trà, mứt, ăn tươi, hoa bụp giấm (hay atiso đỏ, hibiscus) với vị chua thơm đặc trưng còn là nguyên liệu tạo chua thay cho me, chanh hay cơm mẻ, tạo ra bản sắc riêng cho ẩm thực Bình Phước. Món lẩu có nước dùng nấu cùng hoa bụp giấm chua thanh, hỗ trợ khử tanh, thêm hương thơm của lá húng quế. Ăn tới đâu, bạn có thể nhúng phi lê cá Lăng tươi ngọt và rau muống, hoa chuối xanh vào nước lẩu, ngon ngất ngây!
Món lẩu có nước dùng nấu cùng hoa bụp giấm chua thanh, thêm hương thơm của lá húng quế kết hợp cùng phi lê cá lăng tươi ngọt và rau muống, hoa chuối xanh.
Cần Giờ chỉ cách TP.HCM khoảng 50 km, song ẩm thực nơi đây khác hẳn so với trung tâm thành phố, cách chế biến thủy hải sản đều khác biệt. Những năm gần đây, TP.HCM chứng kiến sự du nhập từ nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau trên thế giới. Còn Cần Giờ, tuy đây là huyện đảo thuộc thành phố nhưng ẩm thực lại thiên về thiên nhiên gần gũi, mang đậm dấu ấn từ xứ rừng ngập mặn, chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long chia sẻ tại buổi tọa đàm “Món ngon Cần Giờ” tổ chức hôm 23/3 tại nhà hàng Mặn Mòi, TP.HCM.
Trong thời gian này, nhà hàng Mặn Mòi giới thiệu những món ngon Cần Giờ như lẩu ba khía, vịt nướng...
Gỏi lá kìm, khô cá lẹp sơ Món ăn làm với lá kìm, một đặc sản Cần Giờ, có kết cấu giòn, hơi mọng, mặn nhẹ, riêng vị chua và chát sẽ thay đổi theo mùa, thời điểm hái trong ngày.    am thuc Can Gio anh 1am thuc Can Gio anh 2 Lá kìm, khô cá lẹp sơ. Ảnh: Tường Vi. Lá kìm là một loại lá rừng, hình bầu dục và tỏa hương thơm nhẹ mùi tinh dầu. Theo nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương - một trong những thành viên sáng lập Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (SPC), trực thuộc Hiệp hội Du lịch TP.HCM - lá kìm hiện nay chủ yếu được người dân khai thác tự nhiên trong rừng.  Lá kim một ngày có 3 vị khác nhau: vị chua, chát và vị umami (vị ngọt thịt). Tùy vào từng thời điểm trong ngày, đầu bếp có thể điều chỉnh lượng gia vị cho vừa miệng. Ngoài ra, loại lá này sẽ có thêm vị mặn tùy theo mùa, mùa nắng lá sẽ mặn hơn, bà Sương cho biết.   am thuc Can Gio anh 3 Gỏi lá kìm, khô cá lẹp sơ. Ảnh: Tường Vi. Con cá lẹp sơ được làm sạch, phơi khô rồi chiên giòn, đem trộn với lá kìm, nước mắm chua ngọt. Món ăn được chế biến đơn giản này thể hiện đậm nét phong vị dân dã của bữa ăn người dân Rừng Sác.
Gỏi lá kìm, khô cá lẹp sơ: Theo nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, lá kìm hiện nay chủ yếu được người dân khai thác tự nhiên trong rừng, điều thú vị là "loại lá này có 3 vị khác nhau gồm vị chua, chát và vị ngọt thịt tùy vào từng thời điểm trong ngày". Còn cá lẹp sơ là món đặc sản thơm ngon, đậm đà của miền sông nước Nam bộ. Để chế biến món gỏi, cá lẹp sơ được làm sạch, phơi khô rồi chiên giòn, trộn với lá kìm, nước mắm chua ngọt, đơn giản nhưng không kém phần ngon miệng.
Lẩu ba khía lá buôi Ba khía là sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn. Ngoài làm mắm, thịt ba khía còn được làm món lẩu với riêu ba khía béo thơm và ngọt thanh. Đặc biệt, ở Cần Giờ, món lẩu ba khía được phục vụ kèm với lá buôi có vị bùi, giàu dược tính, nhúng càng chín kỹ ăn càng ngon. Theo bà Sương, ba khía Cần Giờ nhiều thịt, độ đạm cao, giàu canxi và phốt pho. am thuc Can Gio anh 4am thuc Can Gio anh 5 Lẩu ba khía lá buôi. Ảnh: Mặn Mòi, Tường Vi. Lá buôi còn được người dân gọi vui là “rau bộ đội” bởi trong chiến tranh, lá buôi gắn với bữa ăn của lực lượng bộ đội đặc công Rừng Sác. Sau lá được người dân địa phương chế biến thành đa dạng các món ăn ngon khác nhau trong bữa cơm hàng ngày... Món lẩu ba khía lá buôi ngon miệng đậm vị là đặc sản của người dân Cần Giờ sau ngày dài chèo lội trên sông rạch.
Lá buôi còn được người dân gọi vui là “rau bộ đội” bởi trong chiến tranh, lá buôi gắn với bữa ăn của lực lượng bộ đội đặc công Rừng Sác. Sau lá được người dân địa phương chế biến thành đa dạng các món ăn ngon khác nhau trong bữa cơm hàng ngày...  Món lẩu ba khía lá buôi ngon miệng đậm vị là đặc sản của người dân Cần Giờ sau ngày dài chèo lội trên sông rạch.

Lẩu ba khía lá buôi: Ngoài làm mắm, ba khía còn được chế biến thành món lẩu ba khía béo thơm. Lẩu ba khía ở Cần Giờ thường được dọn cùng lá buôi vị bùi, giàu dược tính, nhúng càng chín kỹ ăn càng ngon.

Lẩu ba khía lá buôi Ba khía là sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn. Ngoài làm mắm, thịt ba khía còn được làm món lẩu với riêu ba khía béo thơm và ngọt thanh. Đặc biệt, ở Cần Giờ, món lẩu ba khía được phục vụ kèm với lá buôi có vị bùi, giàu dược tính, nhúng càng chín kỹ ăn càng ngon. Theo bà Sương, ba khía Cần Giờ nhiều thịt, độ đạm cao, giàu canxi và phốt pho. am thuc Can Gio anh 4am thuc Can Gio anh 5 Lẩu ba khía lá buôi. Ảnh: Mặn Mòi, Tường Vi. Lá buôi còn được người dân gọi vui là “rau bộ đội” bởi trong chiến tranh, lá buôi gắn với bữa ăn của lực lượng bộ đội đặc công Rừng Sác. Sau lá được người dân địa phương chế biến thành đa dạng các món ăn ngon khác nhau trong bữa cơm hàng ngày... Món lẩu ba khía lá buôi ngon miệng đậm vị là đặc sản của người dân Cần Giờ sau ngày dài chèo lội trên sông rạch.

Vịt nướng Cần Giờ được chế biến từ giống vịt biển lông đen còn gọi là vịt nước mặn Vàm Sát. Vịt biển Cần Giờ được nuôi thả tự nhiên dọc bãi biển, kiếm ăn theo con nước và chỉ ăn hải sản nên có chất thịt chắc ngọt, ít mỡ. Khi nướng lên, lớp da chuyển sang màu nâu bánh mật, giòn rụm dùng kèm với xốt chấm riêng dậy mùi tiêu sả.

An Huỳnh

Ảnh: Mặn Mòi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI