Kỳ tích 115 ngày các bác sĩ Việt Nam cứu chữa phi công Vietnam Airlines mắc COVID-19

11/07/2020 - 09:37

PNO - Bệnh nhân thứ 91 mắc COVID-19 (viên phi công Vietnam Airlines) đã hồi sinh không chỉ là kỳ tích y khoa của Việt Nam mà còn được nhiều nước trên thế giới quan tâm.

Ngày 18/3/2020, bệnh nhân thứ 91 mắc COVID-19 (43 tuổi, phi công Vietnam Airlines) được công bố, ông là bệnh nhân có nhiều chuyển biến bệnh phức tạp nhất trong 369 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân này từng đến quán bar Buddha ở quận 2 và nhiều địa điểm khác. Trước khi được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2, bệnh nhân đã thực hiện hai chuyến bay khứ hồi TPHCM - Hà Nội  trong ngày 16/3/2020.  Sau đó, bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cách ly điều trị.
Ngày 18/3/2020, anh S.G.G.C. (43 tuổi, quê ở Motherwell, xứ Scotland, Vương quốc Anh, phi công của Vietnam Airlines) được công bố là bệnh nhân thứ 91 mắc COVID-19 tại Việt Nam. Đây là bệnh nhân có nhiều diễn biến bệnh phức tạp nhất trong 370 ca COVID-19 tại Việt Nam (tính đến sáng 11/7). Trước khi được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2, anh đã thực hiện 2 chuyến bay khứ hồi TPHCM - Hà Nội, rồi đến quán bar Buddha ở quận 2, TPHCM và nhiều địa điểm khác. Sau đó, bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cách ly điều trị.
Ngày 5/4/2020, bệnh tình của bệnh nhân chuyển biến nặng, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, lọc máu liên tục cho ông. Tuy nhiên, bệnh diễn ra quá nhanh, ngày hôm sau bệnh nhân 91 phải dùng hệ thống ECMO. Những ngày tiếp theo bệnh càng nặng hơn, phổi bệnh nhân đông đặc gần hết, chỉ còn 10% hoạt động, lại thêm biến chứng tràn khí màng phổi, rối loạn đông máu,... gần như không còn đáp ứng thuốc đang điều trị, Bộ Y tế chỉ đạo nhập khẩu khẩn cấp thuốc chống đông

Ngày 5/4/2020, tình trạng bệnh của ca 91 chuyển nặng, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, lọc máu liên tục cho anh. Tuy nhiên, bệnh diễn tiến quá nhanh, qua ngày sau bệnh nhân 91 đã phải dùng hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể). Những ngày tiếp theo, bệnh càng nặng hơn, phổi của bệnh nhân đông đặc gần hết, chỉ còn 10% hoạt động, lại thêm biến chứng tràn khí màng phổi, rối loạn đông máu,... gần như không đáp ứng thuốc đang điều trị, Bộ Y tế chỉ đạo nhập khẩu khẩn cấp thuốc chống đông máu. Đến ngày 15/4, anh bắt đầu nhận biết xung quanh dù còn duy trì thuốc an thần, đồng tử phản xạ ánh sáng tốt.

Tình hình tiếp tục diễn tiến tốt hơn khi ngày 21/4, bệnh nhân được tập vật lý trị liệu hô hấp. Thế nhưng, tới ngày 9/5/2020, bệnh nhân lại kháng toàn bộ thuốc rối loạn đông máu và mắc hội chứng "cơn bão cytokine". 

Để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã nhiều lần hội chẩn liên quốc gia giữa các bệnh viện tại Việt Nam, các phương án được đặt ra như ghép phổi, chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM tiếp tục điều trị.
Để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 đã nhiều lần hội chẩn liên viện cùng 5 bệnh viện hàng đầu Việt Nam gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Các phương án cấp bách được đặt ra lúc này là chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM ghép phổi, thậm chí là chuyển về nước Anh.
Ngày 22/5/2020, sau khi các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã cấy viurs cho bệnh nhân 91, thực hiện 7 lần xét nghiệm có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, về sức khỏe lâm sàng, bệnh nhân cũng dần ổn định. 17g cùng ngày, ê-kíp bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đưa bệnh nhân 91 về Chợ rẫy tiếp tục điều trị theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Ngày 22/5/2020, sau khi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cấy virus và xét nghiệm 7 lần liên tục cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, 17g cùng ngày, ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đưa bệnh nhân 91 về Chợ Rẫy tiếp tục điều trị theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Lúc này, gần 60 người Việt Nam đã đăng ký tình nguyện hiến phổi cho anh. 
Bệnh nhân 91 được cách ly và điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực (ICU) ngay khi được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, các bác sĩ tại đây chia thành nhiều ê-kíp để theo dõi sát bệnh nhân nhằm có các phương pháp điều trị kịp thời
Bệnh nhân 91 được cách ly và điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực (ICU) ngay khi được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Các bác sĩ chia thành nhiều ê-kíp để theo dõi sát bệnh nhân nhằm có các phương pháp điều trị kịp thời. 
Trong đêm 22/5, Ban giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cùng các bác sĩ tại nhiều khoa phòng đã hội chẩn lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân
Trong đêm 22/5, Ban giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cùng các bác sĩ tại nhiều khoa, phòng đã hội chẩn lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.
Sau hơn 1 tuần điều trị, ngày 29/5, bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh, ngón tay đã có thể cử động được, nhận biết được tiếng nói của bác sĩ, bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa Hồi sức tích cực cho biết: Khi bệnh nhân có dấu hiệu nhận biết được bác sĩ, chúng tôi rất vui mừng, và hy vọng rất lớn về việc chữa trị cho ông.
Sau hơn 1 tuần điều trị, ngày 29/5, bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh, ngón tay đã có thể cử động được, nhận biết được tiếng nói của nhân viên y tế. Bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó khoa Hồi sức tích cực cho biết: "Khi bệnh nhân có dấu hiệu nhận biết được bác sĩ, chúng tôi rất vui mừng, hy vọng rất lớn về việc chữa trị cho anh mà có thể không phải ghép phổi".
Liên tiếp những ngày sau đó, bệnh nhân đã có chuyển biến tốt như có thể tiếp xúc, nhận biết ánh sáng, tình trạng nhiễm trùng được khống chế, hổi phục cải thiện, các chức năng gan, thận khá dần lên, có sức cơ trở lại.Các bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực thở phào nhẹ nhõm. Quả thật phải nói đây là ca bệnh vô cùng đặc biệt, sự phục hồi vô cùng ngoạn mục, bác sĩ Phan Thị Xuân - trưởng khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện vui mừng
Liên tiếp những ngày sau đó, bệnh nhân chuyển biến tốt như có thể tiếp xúc, nhận biết ánh sáng, tình trạng nhiễm trùng được khống chế, phổi cải thiện. Các chức năng gan, thận khá dần lên, có sức cơ trở lại. Các bác sĩ thở phào nhẹ nhõm. "Quả thật, đây là ca bệnh đặc biệt, sự phục hồi vô cùng ngoạn mục" - bác sĩ Phan Thị Xuân - Trưởng khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện vui mừng nói.
Bệnh nhân cai máy thở, tự mình uống nước, trò chuyện với bác sĩ
Bệnh nhân 91 cai máy thở, tự uống nước, trò chuyện với bác sĩ.
Ngày 11/6, bệnh nhân 91 được đón những tia nắng đầu tiên khi ông được nhân viên y tế tại bệnh viện cho ngồi xe lăn ra phơi nắng trong hơn 100 ngày phải điều tri cách ly, thở máy.
Ngày 11/6, sau hơn 100 ngày phải điều trị cách ly, thở máy, bệnh nhân 91 được đón những tia nắng đầu tiên khi nhân viên y tế cho anh ngồi xe lăn ra tắm nắng.
Ngày 6/7, bệnh nhân 91 được công bố khỏi bệnh, ông hoàn toàn bình phục, đã có thể đứng dậy, tập đi. Nguyện vọng của ông là được trở về quê hương. Bác sĩ Trần Thanh Linh (bìa trái) cùng đồng nghiệp rất vui mừng: Nhiều cảm xúc lắm, nhưng trước tiên phải cám ơn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới rất nhiều bởi đã giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn đầu, giai đoạn đó rất khó khăn bởi sức khỏe của ông chuyển biến rất nhanh, phức tạp, các bác sĩ đã có nhiều phát hiện vấn đề cho bệnh nhân này dù là nhỏ nhất để kịp thời cứu chữa. May mắn, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình ở giai đoạn tiếp theo, chúc mừng cho bệnh nhân có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
Ngày 6/7, bệnh nhân 91 được công bố khỏi bệnh, anh hoàn toàn bình phục, có thể đứng dậy, tập đi. Nguyện vọng của anh là được trở về quê hương. Bác sĩ Trần Thanh Linh (bìa trái) cùng đồng nghiệp rất vui mừng: "Nhiều cảm xúc lắm, nhưng trước tiên phải cám ơn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới rất nhiều bởi đã giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn đầu. Đó là giai đoạn rất khó khăn bởi sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến rất nhanh, phức tạp. May mắn, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình ở giai đoạn tiếp theo, chúc cho bệnh nhân có thể tiếp tục cuộc sống của mình".
Sau hơn 100 ngày điều trị tưởng chừng có lúc bệnh nhân 91 đã bỏ cuộc giữa chừng, nhưng nhờ sự tận tâm cứu chữa của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Từ liên tục phải thở máy, chạy ECMO hố trợ, bệnh nhân 91 đã khỏi bệnh đầy ngoạn mục, tự mình nói lên nguyện vọng được hồi hương.
Sau hơn 100 ngày điều trị tưởng chừng có lúc viên phi công Vietnam Airlines bỏ cuộc giữa chừng, nhưng nhờ sự tận tâm cứu chữa của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, từ liên tục phải thở máy, chạy ECMO hỗ trợ, bệnh nhân 91 đã khỏi bệnh đầy ngoạn mục, tự mình nói lên nguyện vọng được hồi hương. Nhiều tờ báo Anh ở quê nhà của anh như Reuter, Daily Mail, Scottish Daily Mail, Mothewell Times… cũng cập nhật tin tức về bệnh nhân đặc biệt này. Và ngày hôm nay - 11/7, anh S.G.G.C. sẽ ra sân bay Tân Sơn Nhất về nước.

Phạm An - Tam Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI