Kỹ thuật CAPA-IVM: cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn

12/11/2024 - 08:39

PNO - Vào ngày 9/11/2024, bác sĩ Lê Long Hồ, 33 tuổi - Trưởng Đơn vị IVF Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận được Ban tổ chức Hội thảo Y học Quốc tế “CAPA-IVM: Cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn” mời giảng 2 bài: “Chọn lựa bệnh nhân cho kỹ thuật IVM và CAPA-IVM” và “CAPA-IVM: kích thích buồng trứng cần hay không cần?”, với mong muốn phát triển kỹ thuật CAPA-IVM trong hỗ trợ sinh sản tại Peru và toàn châu Mỹ La-tinh. Trước đó vào ngày 8/11, bác sĩ Hồ còn được mời trình diễn chọc hút trứng bằng kỹ thuật CAPA-IVM cho từng trường hợp khác nhau trên bệnh nhân, để hướng dẫn cho đồng nghiệp các nước tham gia hội thảo.

Trong khoảng thời gian tham dự hội thảo tại Lima, Peru, bác sĩ Lê Long Hồ sẽ sánh vai cùng các giảng viên là những tên tuổi lừng danh thế giới về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản hiện nay như giáo sư Michel De Vos - Giám đốc Y khoa Trung tâm IVF lớn hàng đầu châu Âu ở Brussels; tiến sĩ Sergio Romero - Giám đốc Trung tâm IVF CEFRA; giáo sư Johan Smitz - Giám đốc Y khoa, Công ty LAVIMA; và các giáo sư đầu ngành của Peru và Mexico.

Bác sĩ Lê Long Hồ tham dự Hội thảo Y học Quốc tế tại Peru - Ảnh: Bệnh viện Mỹ Đức
Bác sĩ Lê Long Hồ tham dự Hội thảo Y học Quốc tế tại Peru - Ảnh: Bệnh viện Mỹ Đức

Thế hệ bác sĩ trẻ IVF Mỹ Đức và sứ mệnh đi đầu về CAPA - IVM trên thế giới, mang lại kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả, an toàn cho người dân Việt Nam

Bác sĩ Lê Long Hồ tốt nghiệp bác sĩ năm 2016, khóa đầu tiên của Trường Đại học Khoa học Sức khỏe - Đại học Quốc gia TPHCM (trước đó là Khoa Y) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM.

Bác sĩ Lê Long Hồ đã từng tu nghiệp tại Singapore, báo cáo tại nhiều hội nghị quốc tế. Ngoài ra, bác sĩ Hồ còn có hơn 10 công bố quốc tế và H-index là 7 - một chỉ số phản ảnh về hiệu quả và sức ảnh hưởng của một nhà khoa học (theo Google Scholar).

Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam từ trước đến nay, bác sĩ Lê Long Hồ có thể được xem là bác sĩ trẻ nhất, được mời giảng bài và trình diễn kỹ thuật y khoa tại một hội thảo y khoa quốc tế cùng các chuyên gia hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy thế hệ bác sĩ trẻ của y học Việt Nam nói chung và thế hệ bác sĩ trẻ IVF Mỹ Đức nói riêng đang từng bước khẳng định vị thế của kỹ thuật y khoa Việt Nam về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản trên thế giới.

Bác sĩ Lê Long Hồ giảng bài về CAPA IVM tại Hội thảo Y học Quốc tế - Ảnh: Bệnh viện Mỹ Đức
Bác sĩ Lê Long Hồ giảng bài về CAPA IVM tại Hội thảo Y học Quốc tế - Ảnh: Bệnh viện Mỹ Đức

Cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn

Kỹ thuật CAPA-IVM hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm không kích thích buồng trứng tại IVF Mỹ Đức được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn. Nếu trước đây, kỹ thuật IVF cổ điển cần tiêm nhiều mũi kích thích buồng trứng khiến cho quá trình điều trị của bệnh nhân mang nhiều cảm giác đau âm ỉ, cùng với mức chi phí điều trị khá cao, thì với kỹ thuật CAPA - IVM, bệnh nhân được hưởng những cải thiện như:

- Không tiêm kích thích buồng trứng hoặc chỉ tiêm kích thích buồng trứng nhẹ, ít ngày.

- Hạn chế được các biến chứng của thuốc kích thích buồng trứng, đặc biệt là hội chứng quá kích buồng trứng.

- Đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cũng giảm đi đáng kể chi phí và số lần tiêm thuốc, số lần tái khám siêu âm, xét nghiệm nội tiết... Điều này giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như giảm bớt đau đớn khi phải tiêm thuốc mỗi ngày và lấy máu định kỳ.

IVF Mỹ Đức là nơi bắt đầu thực hiện kỹ thuật IVM từ năm 2006, tới nay Việt Nam được xem như một trong những nước đi đầu về kỹ thuật này trên thế giới.

Tính đến năm 2016, đã có 610 trẻ sinh ra từ phương pháp IVM tại Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2016, hệ thống IVF Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức đã phát triển kỹ thuật IVM thành CAPA-IVM.

So với phác đồ IVM trước đó, CAPA-IVM cho tỷ lệ trưởng thành noãn cao hơn, và chất lượng phôi tốt hơn. Kỹ thuật CAPA-IVM là một nghiên cứu được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao. Hiện nay, IVF Mỹ Đức ở Việt Nam cũng dần trở thành cái nôi đào tạo CAPA-IVM của thế giới, và đã tổ chức thành công nhiều khóa đào tạo về CAPA-IVM.

Bác sĩ Lê Long Hồ trình diễn chọc hút trứng bằng kỹ thuật CAPA-IVM tại Hội thảo Y học Quốc tế - Ảnh: Bệnh viện Mỹ Đức
Bác sĩ Lê Long Hồ trình diễn chọc hút trứng bằng kỹ thuật CAPA-IVM tại Hội thảo Y học Quốc tế - Ảnh: Bệnh viện Mỹ Đức

Từ năm 2018, IVF Mỹ Đức đã tổ chức thành công khóa học “ASPIRE MasterClass - State of the art in IVM” thu hút nhiều chuyên gia khắp nơi trên thế giới đến tham quan và học tập.

Các chuyên gia về IVM của Việt Nam cũng được mời đến báo cáo tại nhiều hội nghị lớn trong khu vực và thế giới, như Hiệp hội Sinh sản châu Á Thái Bình Dương (ASPIRE), Ovarian Club - Hồng Kông (Trung Quốc)...

Nhiều chuyên gia tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới như CCRM (Hoa Kỳ), Copenhagen Fertility Center (Đan Mạch), Academic Medical Center Amsterdam (Hà Lan), Kyono ART Clinic (Nhật Bản), Đại học UNSW (Úc)... cũng cử đại diện đến Việt Nam để tham quan và học hỏi về kỹ thuật IVM.

Với sự thành công và tin tưởng từ đồng nghiệp quốc tế, IVF Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức hiện là trung tâm IVF ở Việt Nam tự hào sở hữu một trong những kỹ thuật y khoa hàng đầu thế giới mang tên CAPA-IVM.

Châu Khoa

Nguồn: Bệnh viện Mỹ Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI