'Kỹ sư làng' chế tạo máy cày 5 trong 1 thách thức công nghệ Nhật Bản

07/05/2017 - 10:00

PNO - Mới chỉ hoàn thiện ở chức năng cày bừa, nhưng chiếc máy cày đa năng của anh Sỹ đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội khi so sánh với máy cày Nhật Bản thu hút sự quan tâm và đơn đặt hàng của nhiều người.

'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Là cậu út trong gia đình có 10 anh em, từ nhỏ, anh Phan Công Sỹ (48 tuổi, trú xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã có niềm đam mê tìm hiểu máy móc. Hơn 7 năm trước, anh bắt đầu nảy sinh ý tưởng chế tạo riêng một máy cày đa năng với những ưu việt riêng, khắc phục những lỗi thường gặp ở các loại máy cày khi đang là một thợ sửa máy nông nghiệp.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Theo anh Sỹ, máy Kobuta của Nhật Bản có giá dao động từ 360 - 560 triệu đồng. Đây là một số tiền quá lớn với người nông dân. Mặt khác, máy này chạy tốn nhiên liệu, khi hư hỏng thì tìm kiếm thiết bị rất khó và cực kỳ đắt đỏ. Còn máy cày hiệu Bông Sen thì không thích hợp với loại ruộng sâu, người điều khiển quá vất vả nên anh quyết tâm mày mò nghiên cứu ưu nhược điểm của từng loại máy, tìm hiểu căn nguyên, rồi phác thảo mô hình, tìm kiếm vật liệu để thi công.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Sau 4 tháng trời ròng rã, sản phẩm máy cày đa năng đã hoàn thành, anh đặt tên cho nó là “Xứ Nghệ quê tôi”, với mong muốn cải thiện năng suất lao động cho nông dân quê nhà.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Để giảm tối đa giá thành sản xuất, anh Sỹ quyết định tận dụng các đồ đã qua sử dụng từ xe ô tô để tái chế lại.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
"Nhìn thì có vẻ không được đẹp mắt, tuy nhiên nó được tận dụng lại lắp vào máy cày thì còn có thể sử dụng quá tốt. Quan trọng là mình tận dụng như vậy có thể giảm được giá thành cho sản phẩm", anh Sỹ chia sẻ.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Bánh xe phía sau của chiếc máy cày được anh Sỹ tận dụng lại từ xe Lam.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Chiếc máy cày cũng được trang bị một bộ nâng thủy lực để nâng hạ toàn bộ thân máy lên xuống mỗi lúc di chuyển trên đường.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Anh Sỹ cho biết, bộ phận lắp ráp khó nhất và mất nhiều thời gian nhất của chiếc máy này là bộ ly hợp cắt trực tiếp từ động cơ. Cuối 2/2017, anh quyết định lái máy ra đám ruộng bỏ hoang lâu ngày trước nhà cày thử trước sự háo hức chờ đợi của rất đông người dân. Kết quả ngoài mong đợi, mỗi sào chỉ cày trong khoảng 15-20 phút (tương đương máy Nhật), điều khiển nhẹ nhàng, tiến lùi theo ý muốn, đất đẹp, mịn, độ sâu vừa phải; nhiên liệu tiêu hao chỉ khoảng 17.000 đồng/sào.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban

Mặc dù chỉ có giá 75 triệu đồng (bằng khoảng 1/8 so với máy Kobuta của Nhật) lượng nhiên liệu tiêu hao cũng chỉ bằng khoảng 1/3 so với máy Kobuta, nhưng anh Sỹ khẳng định những tính năng của chiếc máy cày đa năng do anh chế tạo hoàn toàn không thua kém gì. “Nếu có thể có một cuộc thi nào đó tôi vẫn sẵn sàng thử với máy Kobuta của Nhật xem thử máy nào hoạt động hiệu quả hơn”, anh Sỹ nói.

'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Tiếng lành đồn xa, rất đông người dân đã đến đặt mua máy nhưng anh Sỹ đều lắc đầu, chỉ dám nhận sản xuất 6 máy cho khách vì không có đủ thời gian cho kịp mùa vụ. Hơn nữa, theo anh Sỹ, máy cày chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn rồi để không sẽ rất lãng phí.
'Ky su lang' che tao may cay 5 trong 1 thach thuc cong nghe Nhat Ban
Vì thế anh muốn dành thời gian để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm một số chi tiết, đặc biệt là nhằm biến chiếc máy cày đơn thuần thành máy cơ khí đa năng thành máy xúc, máy nâng, máy trộn bêtông, máy tời.

Thành Trung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI