Chia sẻ với Báo Phụ Nữ bên lề kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa IX, các đại biểu cũng như lãnh đạo sở ngành, UBND thành phố đã nêu ra những tồn tại mà chính quyền có thể xử lý tốt hơn với cơ chế đặc thù vừa được Quốc hội cho thí điểm.
|
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu phát biểu liên quan đến công tác giáo dục và quản lý giáo dục trường mầm non - Ảnh: Công Thư |
Phân quyền để chạy nhanh
Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế, ba dự án bệnh viện cửa ngõ của thành phố gồm Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Hóc Môn và Thủ Đức vẫn giậm chân vì vướng cơ chế phải trình ra trung ương.
“Tôi rất mừng khi Quốc hội cho TP.HCM có cơ chế riêng giúp khai thông thủ tục phê duyệt. Đồng thời, với cơ chế tài chính tự chủ hơn, được sử dụng nguồn vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… sẽ giúp các dự án y tế chuyển sang tư thế chủ động và thành phố có thể phê duyệt cho các dự án nhanh, hiệu quả hơn”, ông nói.
Ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng UBND thành phố - cho rằng, ai cũng hiểu cơ chế đặc thù giải quyết việc thay vì phải đi trình, đi xin bởi không thuộc thẩm quyền của thành phố, thì nay thuộc thẩm quyền thành phố rồi, nên tiến độ nhanh hơn.
“Quyết một dự án nhóm A trước phải trình Thủ tướng. Và trước khi tới Thủ tướng phải qua rất nhiều cơ quan bộ ngành, khá phức tạp. Có dự án kéo dài đến 1-2 năm. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà trách nhiệm của thành phố sẽ nặng nề hơn. Trước mắt, những dự án đang có sẵn, cứ tiếp tục thực hiện đúng quy định pháp luật, tìm cách tháo gỡ các dự án chuyển tiếp như các tuyến metro”, ông Hoan nhận định.
Sáng 5/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND 11 phường của Q.12 đã bắt đầu đợt tổng kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từ ngày 5-29/12/2017.
Đoàn sẽ kiểm tra toàn diện 53 trường mầm non ngoài công lập; rà soát chất lượng hoạt động của hơn 200 nhóm lớp tư thục và ghi nhận các nhóm trẻ hoạt động không phép khác để báo cáo lãnh đạo quận.
Trước đó, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản khẩn cấp về kế hoạch tổng kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở thành phố. Các địa phương sẽ bắt đầu đợt tổng kiểm tra từ ngày 4/12-30/1/2018, nội dung kiểm tra gồm cơ sở vật chất, chăm sóc giáo dục và đội ngũ giáo viên.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu kiên quyết đóng cửa và xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập vi phạm quy định của điều lệ trường mầm non.
Hoàng Lâm
|
Theo quy định, dự án nhóm A có năm loại, tùy mỗi loại có tổng mức đầu tư khác nhau từ 800 tỷ đồng cho đến dưới 10.000 tỷ đồng. Cơ chế mới chỉ cho phép thành phố duyệt dự án nhóm A sử dụng ngân sách của thành phố. Với dự án nhóm này sử dụng ngân sách trung ương, hoặc có nguồn vốn tư nhân, vẫn phải do trung ương quyết.
Quan tâm nhiều đến việc phân cấp quản lý, đại biểu Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM - nói: “Cơ chế đặc thù hiểu là quy định không có, luật không có, mà cho thí điểm, nên có kèm theo điều kiện 3 năm sơ kết, 5 năm tổng kết, để chốt lại cho nữa hay thôi. Đó là áp lực rất lớn với TP.HCM”.
Việc đầu tiên cần thiết nhất trong thực hiện cơ chế đặc thù, theo bà Châu, phải phân cấp, phân quyền cho quận, huyện càng sớm càng tốt. “Tôi đề nghị ngay trong quý I/2018, UBND các quận, huyện phải đề xuất nhu cầu để được phân cấp. Chúng ta phải chủ động thấy được nhu cầu sát với thực tế ở địa phương mình để đề xuất. Từ đó, các sở ngành, UBND thành phố mới có cơ sở để đưa vào quy hoạch, thực hiện phân cấp quản lý. Thời gian 3 năm, 5 năm là không nhiều, phải làm ngay, đặc biệt là cải cách hành chính”, bà Châu nói.
Ngoài ra, cơ chế đặc thù sẽ giúp thành phố có nhiều chọn lựa hơn trong phát triển nguồn nhân lực. “Xưa nay cứ lùng nhùng, việc các giáo sư, tiến sĩ nước ngoài muốn đóng góp, giảng dạy tại thành phố thì không có tiền để trả lương, muốn có phải xin. Giờ cơ chế tạo điều kiện để thành phố mạnh dạn đưa ra điều kiện đãi ngộ tùy theo sức cống hiến của từng cá nhân. Có thể trả lương 5.000-10.000 USD/tháng để khuyến khích họ ở lại với mình. Đây cũng là hướng mở để thành phố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, bà Châu nêu.
Cải thiện thu nhập cho cán bộ tiếp xúc nhiều với dân
Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM - xác định rõ, trước đây trung ương cũng rất quan tâm đến những cơ chế mở đường cho thành phố chủ động, từ chủ trương cho đến thực tế. “Đừng nói trước giờ chưa có, nhưng đây là lần đầu tiên mới có một nghị quyết của Quốc hội giúp thành phố giải quyết nhiều việc”, ông cho biết.
Bên cạnh cơ chế quản lý khai thác nguồn tài nguyên đất đai sao cho hiệu quả nhất, cơ chế sử dụng nguồn tài chính, điều quan trọng chúng tôi ghi nhận được từ trao đổi với ông Tuyến đó là cơ chế, chính sách mới có thể giúp chăm lo cho đội ngũ cán bộ, công chức tốt hơn. Nguyên nhân căn bản của tham nhũng.
Theo ông Tuyến, cán bộ, công chức TP.HCM luôn phải gánh khối lượng công việc lúc nào cũng làm nhiều hơn những tỉnh, thành khác từ quy mô đến tính chất phức tạp. Vật giá tại thành phố lại khá cao, nên thu nhập của cán bộ, công chức cần đặc thù. “Nói chăm lo ở đây ý chính là chăm lo cho những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp và người dân, bởi áp lực công việc rất lớn, còn lại thì thôi. Thành phố có hơn 100.000 biên chế và hơn 100.000 viên chức nữa, khó mà lo nổi”, ông nhấn mạnh.
Tương tự, bà Châu cũng thấy rõ “khó khăn” này. “Thu nhập không đủ nuôi vợ con, nhưng vẫn phải làm việc tới 19-20g, khi có yêu cầu vẫn phải làm việc tới 21-22g thì làm sao họ có thể đầu tư công sức, trí tuệ vào công việc được. Hiện theo đánh giá, năng suất lao động của cán bộ, công chức thành phố gấp 2,7 lần so với các tỉnh khác do dân số quá đông. Năng suất lao động như vậy phải có thu nhập tương xứng”, bà chia sẻ.
Tuy nhiên, theo bà Châu, thu nhập cao hơn bao nhiêu phải có từng đề án cụ thể cho từng đối tượng, nhưng với điều kiện là không được tăng biên chế. Như thế phải có những tiêu chí chính xác để đánh giá cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ hay không.
Trăn trở trong nhiệm vụ của mình, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm - cho rằng, hiện vẫn chưa giải quyết được bài toán làm sao để thống nhất một đầu mối quản lý thực phẩm.
“Tôi đề nghị HĐND có ý kiến để UBND thành phố có những quyết sách phù hợp về vấn đề này. Và nếu được giao nhiệm vụ, chúng tôi sẵn sàng nhận lãnh. Có thể nói, ban của chúng tôi cũng giống như nghị quyết mà Quốc hội vừa trao cho thành phố thí điểm cơ chế riêng. Tất cả chúng ta cũng chỉ có 3 năm để trả lời được hay không mà thôi”, bà Lan nói.
Ngày làm việc thứ hai (5/12) của kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa IX, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2018.
Ngày làm việc thứ hai (5/12) của kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa IX, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2018. Thường trực HĐND thành phố cũng đã báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và tình hình công tác quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố.
Theo đánh giá của Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến, còn nhiều vấn đề tồn tại trong phát triển đô thị, thành phố phải nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận lại. “Việc lập quy hoạch chất lượng chưa cao, cần thuê tư vấn nước ngoài phối hợp làm. Rồi đến thực hiện quy hoạch nhìn chung cũng chưa cao. Quy hoạch có nhưng không thực hiện được như giao thông, giáo dục, y tế... thế nhưng đây là các lĩnh vực không bỏ qua được. Có quy hoạch chậm triển khai, người dân mong muốn làm sớm... thành phố nghiêm túc tiếp thu”, ông nói.
Chiều cùng ngày, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu bổ sung hai ủy viên UBND TP.HCM. Đó là các ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ông Huỳnh Thanh Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
Hôm nay 6/12, HĐND thành phố dành cả ngày làm việc thứ ba cho việc chất vấn và trả lời chất vấn. Theo dự kiến, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Hồng Sơn và Cục trưởng Cục Thuế thành phố Trần Ngọc Tâm sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu.
|
Quốc Ngọc