Ký đơn kêu gọi án tử hình: Nhìn từ vụ người mẹ Nhật đòi công lý cho con gái chết thảm

02/02/2018 - 10:50

PNO - Vụ án mạng sát hại bé gái Lê Thị Nhật Linh tại Nhật Bản, cha mẹ bé đang thu thập chữ ký, đề nghị mức án tử hình đối với nghi phạm Shibuya Yasumasa.

Đề nghị này nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng mạng, nhằm buộc nghi phạm Shibuya phải lĩnh mức án nghiêm khắc nhất. 

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc ký vào đơn này nên được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên sự hiểu biết về luật pháp của Nhật Bản.

Vậy đơn thỉnh cầu án tử hình có hiệu lực tới đâu? Trong vụ sát hại cô gái Rie Isogai làm cả nước Nhật bàng hoàng năm 2007, mẹ của nạn nhân đã vận động chữ ký đề nghị án tử hình cho các hung thủ, nhưng kết quả của hành trình đòi công lý đằng đẵng đã khiến bà thất vọng.  

Tội ác dã man từ một tin nhắn trên website ngầm

Vào ngày 17/8/2007, Kenji Kawagishi, một gã thất nghiệp 40 tuổi sống trong xe hơi, đăng tin nhắn tìm đồng bọn trên một website ngầm - nơi hay chia sẻ các thông tin đen tối. Tin nhắn này lập tức được Tsukasa Kanda, Yoshitomo Hori hưởng ứng.

Ky don keu goi an tu hinh: Nhin tu vu nguoi me Nhat doi cong ly cho con gai chet tham
Tsukasa Kanda, Yoshitomo Hori và  Kenji Kawagishi

Kanda khi đó 36 tuổi, làm nhân viên bán hàng. Hori, 32 tuổi, thất nghiệp và chìm trong nợ nần, với khoản nợ lên tới 4 triệu yen. Tất cả đều liều mạng để có tiền.

Sau khi trao đổi thư điện tử, ba gã hẹn gặp nhau hôm 21/8 để tìm cách trộm cướp. Chiều 24/8, Kawagishi, Kanda and Hori gặp nhau lần nữa để lên kế hoạch hành động tại một bãi đậu xe gần tiệm cho thuê video ở Midori, Nagoya. "Tao từng giết người, từng tham gia băng nhóm rồi" - chúng tự mãn khoe với nhau. Chúng lên kế hoạch và nhắm vào các đối tượng là nữ để tấn công, trong độ tuổi 30 để cướp của.

Hori nói là nên tấn công bằng búa khi bắt cóc nạn nhân. Kanda hỏi: Nếu đánh bằng búa thì cô ta có chết không? Mà thôi, đằng nào mình chẳng giết họ nếu họ thấy mặt ta. Kawagishi và Hori đồng tình. Chúng đã có kế hoạch hành động ngay từ khi đó.

Nhìn từ trong chiếc xe của Kawagishi, ba gã đàn ông nhắm vào những người phụ nữ đi bộ một mình, vào khoảng 7 giờ tối. Sau đó chúng thấy Rie Isogai, 31 tuổi, đi một mình trên phố, tại khu vực Jiyūgaoka ở Chikusa, vào khoảng 10 giờ tối.

Ky don keu goi an tu hinh: Nhin tu vu nguoi me Nhat doi cong ly cho con gai chet tham
Nạn nhân Rie Isogai

Hori ra khỏi xe và tiếp cận Rie, giả vờ hỏi đường, và sau đó ép cô vào xe. Kanda và Hori trói Isogai và dùng dao dọa giết nếu không đưa tiền và thẻ ATM. Trong lúc đó, Kawagishi lái xe tới Aisai, ngoại ô Nagoya. Tại điểm đỗ xe, Hori dí dao vào Isogai và bắt cô nói mã pin thẻ ATM. Khoảng nửa đêm, Kawagishi tìm cách cưỡng bức Isogai nhưng không thành, vì Kanda và Hori ngăn cản. 

Ý định cưỡng bức bốc đồng của Kawagishi khiến Isogai sợ hãi, và tìm cách trốn khỏi xe. Ba kẻ thủ ác liền quyết định giết người diệt khẩu. Dù cho Isogai cầu xin đừng giết, vào khoảng 1 giờ sáng, Kanda dùng băng quấn quanh đầu để làm nạn nhân chết ngạt. Nhưng khi phát hiện Isogai còn sống, Kanda dùng búa đập đầu cô gái 30 nhát để không thể nhận dạng nạn nhân, còn Hori và Kawagishi dùng dây siết nạn nhân đến chết.

Sau khi ra tay, ba kẻ thủ ác phi tang xác nạn nhân trong rừng ở Mizunami, quận Gifu vào khoảng 4 giờ sáng. Chúng tìm cách rút tiền trong tài khoản bằng thẻ ATM tại một cửa hàng tiện lợi nhưng nhập sai mã pin. Chán nản vì không thể rút tiền, chúng chia nhau 62.000 yên tìm thấy trong túi Isogai, và mỗi người mỗi ngả, hẹn sẽ tái ngộ và hãm hại các nạn nhân mới mà chúng tình cờ thấy ở gần ga Nagoya vào chiều hôm đó.

Bản án gây tranh cãi

Khi Kawagishi, Hori và Kanda bị bắt và hầu tòa, các công tố viên cho rằng cả ba bị báo đều có trách nhiệm nặng nề trong vụ bắt cóc, cướp của và sát hại Rie Isogai. Tuy nhiên, thẩm phán chủ trì là Hiroko Kondo xác định Kanda 'đóng vai trò chủ mưu' trong tội ác này.

Ky don keu goi an tu hinh: Nhin tu vu nguoi me Nhat doi cong ly cho con gai chet tham
Bị cáo Kanda lĩnh án tử hình

Theo phiên tòa, Hori nói: "Tao muốn có 30.000 yên trong tay", còn Kanda đáp: "Chúng ta nên bắt cóc phụ nữ, buộc họ nói ra số pin của thẻ ngân hàng, rồi rút tiền". Kanda gợi ý nên kết liễu nạn nhân ngay sau đó, và hai kẻ còn lại nhất trí. Điều này cho thấy tội ác trên là có chủ tâm.

Luật sư bào chữa cho rằng 'vào thời điểm cả ba tập hợp với nhau (trong ngày gây án), họ không nói rõ ý đồ và bản thân tội ác này chỉ mang tính ứng biến. Bị cáo không quyết định cách thức giết nạn nhân, cũng như nơi gây án, và việc sát hại Isogai chỉ là tai nạn".

Theo Liên đoàn Luật sư Nhật Bản, kể từ "Tiền lệ Nagayama" do Tòa án tối cao năm 1983 ấn định, đa phần các án tử hình trong các vụ án giết người với một nạn nhân đều liên quan tới việc đòi tiền chuộc hoặc tội ác này là do những người đang được tha bổng gây nên.

Tuy nhiên, các công tố viên kêu gọi bản án tử hình trong vụ này là vì "vụ bắt cóc và sát hại bừa bãi đối với nạn nhân Isogai gây nên nỗi kinh hoàng cho cả xã hội". Thậm chí, bố của Kawagishi và Kanda cũng kêu gọi phiên tòa kết án tử hình hai con trai của họ. Trong khi đó, bên bị đơn nói rằng "so với các tội ác dẫn tới án tử hình trước kia thì vụ án mạng này không thể coi là đặc biệt tàn ác".

Thẩm phán thấy rằng ba bị cáo ép Isogai vào trong xe khi cô đang đi làm về nhà. Hung thủ sát hại cô gái vào khoảng rạng sáng ngày 25/8 tại Aisai, Aichi Prefecture, dùng búa đập vỡ đầu nạn nhân và siết cô tới chết. Ba bị cáo bị buộc tội cướp 62.000 yen từ túi của Isogai.

Tsukasa Kanda và Hori bị kết án tử hình, còn Kawagishi nhận án chung thân, vì y có hợp tác cung cấp bằng chứng trong quá trình cảnh sát điều tra để bắt 2 tên còn lại. Hori kháng cáo và được giảm án xuống còn chung thân vì tòa cho rằng y có thể cải tạo được. Bản án được tòa Tối cao ấn định vào năm 2012.

Ngoài vụ án sát hại Rei Isogai năm 2007, Hori còn đồng lõa với hai người khác và sát hại một cặp đôi tại căn hộ ở Hekinan, cướp 60.000 yên, vào tháng 6/1998. Hori cũng bị tình nghi tấn công một phụ nữ ngoài 70 tuổi tại nhà riêng của bà ở Nagoya, và cướp tiền vào năm 2006.

“Hiếm khi nào án tử hình được chuyển xuống thành án chung thân đối với một bị cáo, sau khi án chung thân được đưa ra trong một vụ án khác” - Hiroki Nakajima, giáo sư luật hình sự tại Đại học Quốc tế Heisei nhận định.

Hành trình tìm công lý cho con của người mẹ đau khổ

Nhưng việc ba bị cáo cùng tham gia sát hại dã man Rie Isogai mà vẫn có kẻ lĩnh án chung thân, khiến bà Fumiko Isogai bất bình.

Ky don keu goi an tu hinh: Nhin tu vu nguoi me Nhat doi cong ly cho con gai chet tham
Website của gia đình nạn nhân

Cô gái Rie Isogai xinh đẹp và hiền lành là con gái duy nhất của Fumiko Isogai. Vụ án có bước ngoặt đột ngột khi Fumiko Isogai vận động xin chữ ký, yêu cầu tòa ra quyết định tử hình cả ba hung thủ.

Chỉ trong vòng 10 ngày, đơn thỉnh nguyện của bà nhận được 100.000 chữ ký. Ngày 23/10/2007, bà trình đơn thỉnh nguyện với 150.000 chữ ký lên Văn phòng Công tố quận Nagoya. Tới tháng 12/2008, con số này lên tới 318.000 chữ ký.

Dù rằng các án tử hình rất hiếm xảy ra tại Nhật, Takeshi Tsuchimoto, một học giả về luật hình sự tại Đại học Hakuoh và cựu Công tố viên tại Văn phòng Công tố Tôi cao, kỳ vọng rằng xu hướng tăng hình phạt nghiêm khắc hơn gần đây do sự kêu gọi của đông đảo công chúng đối với bản án tử hình, có thể khuyến khích phiên tòa ra bản án tử hình cho Kanda và Hori. 

Ky don keu goi an tu hinh: Nhin tu vu nguoi me Nhat doi cong ly cho con gai chet tham
Tập chữ ký đề nghị mức án tử hình cho hung thủ Hori gửi về tòa.

Tuy nhiên, Tòa án tối cao đã bác yêu cầu này của mẹ nạn nhân.

Trong phiên toà dự bị thứ hai, ngày 07/11/2012, với lí do chỉ có một nạn nhân, Kanda là tên cầm đầu và lên kế hoạch giết Rie, 2 tên còn lại không biết về kế hoạch đó và chỉ vô tình giết chết Rie nên đã ấn định hình phạt tù chung thân với Hori và Kawagishi, tử hình với Kanda.

Bà Fumiko Isogai cho biết: “Gia đình chúng tôi đã nỗ lực hành động kêu gọi phiên toà xét xử sẽ không dựa vào số lượng nạn nhân mà phải dựa vào tính chất nghiêm trọng của vụ án. Tuy vậy, tất cả đều không được chấp nhận và không hề có một sự thay đổi nào”.

Fumiko Isogai không thể chấp nhận kết luận của tòa. Trên website cá nhân của gia đình và trên blog của nạn nhân Rie Isogai là bức thư đau đáu của người mẹ mất con và mất niềm tin vào công lý.

“Mỗi lần nghĩ đến những đau đớn, những sợ hại và cả nỗi tủi nhục mà con gái tôi phải chịu đựng, tôi càng không thể tha thứ cho chúng. Những tên sát nhân đó, chỉ vì thú tính nhất thời mà chúng đã gây ra tội ác tàn bạo, dã man không ai có thể tưởng tượng nổi đối với con gái tôi.

Nếu chúng không bị trừng trị một cách thích đáng, thì rất có thể tương lai những tội ác tương tự sẽ lặp lại và ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Chính vì vậy, chỉ có cái chết, tử hình mới là biện pháp trừng trị thích đáng nhất.

Với án tù phạt chung thân, chúng vẫn có khả năng quay trở lại xã hội và thảm kịch rất có thể lại xảy ra với nạn nhân khác. Với những suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã kiên quyết đấu tranh để 3 tên sát nhân phải chịu án tử hình - hình phạt thích đáng với tội ác của chúng…

Quyết định này của toà án đã làm tổn thương những người như tôi, những gia đình phải chịu nỗi đau người thân mình bị sát hại. Sau những kết luận của phiên toà, tôi vẫn luôn đau đáu và nỗi tủi nhục của con gái tôi không thực sự được rửa sạch và công lý thực sự có tồn tại.…”.

Vụ tử hình Kanda là quyết định đầu tiên mà đầu tiên mà Bộ trưởng Tư pháp Nhật Yoko Kamikawa ký, kể từ khi bà nhậm chức Bộ trưởng, và là án tử thứ 12 mà Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức vào tháng 12/2012.

“Đây là một vụ án tàn bạo đã cướp đi sinh mạng quý giá của nạn nhân chỉ vì lý do vô cùng ích kỷ” - Bộ trưởng Tư pháp Yoko Kamikawa nói. “Tôi đã phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh việc thi hành án tử hình”, bà Kamikawa nói thêm.

Tại Nhật Bản, việc tử hình diễn ra với hình thức treo cổ, diễn ra trong bí mật, không có nhân chứng độc lập. Tử tù thường chỉ được thông báo trước vài giờ về việc thi hành án. Người thân và luật sư sẽ được thông báo về việc này sau khi tử tù chết.

Minh Thu - Thu Uyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI