Kpop tại thị trường Việt: Dịch chuyển và thức thời

11/09/2014 - 09:29

PNO - PN - Sau nhiều năm thâm nhập, “Hàn lưu” vẫn là làn sóng chưa hề suy yếu tại Việt Nam, trong đó mạnh nhất là Kpop. Nhưng, để tồn tại trong xu thế mới, “Hàn lưu” hiện đã thức thời hơn, dịch chuyển theo nhiều chiều hướng khác hơn.

edf40wrjww2tblPage:Content

Kpop tai thi truong Viet: Dich chuyen va thuc thoi
M-Tiful - nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên sáng tác và hát tiếng Việt

Giống như bao chương trình (CT) âm nhạc của Kpop khác tại Việt Nam, Concert JYJ - The return of the King diễn ra vào tối 30/8 tại Sân vận động Quân khu 7 (TP.HCM) không đông như dự kiến. Sự vắng khách này không phải là không được thấy trước, và ban tổ chức CT đã tìm cách hạn chế bằng nhiều phương án: bốc thăm trúng thưởng, tặng áo thun có hình nhóm…

Thực tế, việc trống sân trong các CT Kpop đã là chuyện “cơm bữa” trong vài năm qua, dù CT tổ chức tại Hà Nội hay TP.HCM, Bình Dương: show Lee Min Ho tại Hà Nội bị hủy vì không bán được vé. Kpop Festival 2012 - Concert in Vietnam ế chỏng chơ. Concert của Supper Junior tại sân vận động Gò Đậu (Bình Dương) khiến ban tổ chức lỗ nặng…

Ngay cả CT được cho là thành công nhất trong thời gian gần đây là HEC Korea Festival in Vietnam, tuy sân khấu không còn chỗ trống nhưng là vì giảm đến 50% giá vé vào gần giờ diễn, đó là chưa kể CT có giá vé khá mềm nếu so với sự có mặt cùng lúc của năm nhóm nhạc Hàn Quốc (HQ) đình đám như SNSD, 2PM, Sistar…

Sẽ rất cũ khi một lần nữa phân tích về sự trái khoáy đó của “làn sóng HQ” nói chung hay Kpop nói riêng tại Việt Nam, khi mà đối tượng của làn sóng này chỉ là những người trẻ thừa đam mê và nhiệt huyết để đứng hàng giờ dưới cái nắng nóng đón đợi thần tượng nhưng lại không có tiền để mua vé. Sau bao nhiêu thất bại về doanh thu, các nhà sản xuất HQ, các công ty đào tạo nghệ sĩ Hàn có vẻ cũng đã nhận diện được vấn đề.

Một cơn dịch chuyển về chiến lược đã diễn ra, và đang được các công ty này áp dụng vào thị trường Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, một công ty sản xuất âm nhạc HQ đã ra mắt văn phòng tại Việt Nam và lên kế hoạch thi tuyển thành viên Việt cho nhóm nhạc HQ có năm thành viên mà mình đang quản lý là Badkiz. Nếu trúng tuyển, thành viên thứ sáu của Badkiz chính là nữ ca sĩ người Việt Nam đầu tiên gia nhập thị trường âm nhạc giải trí Hàn.

Nói về dự án này, đại diện công ty trên cho biết: “Chúng tôi muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam, và âm nhạc là bước đi đầu tiên. Với việc có thành viên Việt Nam gia nhập nhóm Badkiz, chúng tôi tin rằng sẽ thuận lợi hơn để hoạt động tại thị trường này”. Trước đó, J.Mi - nghệ sĩ violon nổi tiếng của HQ đã chọn Việt Nam làm thị trường hoạt động chính của mình. Đến Việt Nam, cô phải bắt đầu học tiếng Việt và làm quen với cách vận hành của showbiz Việt nhưng cũng đã tỏ ra khá thức thời khi chọn Trương Nam Thành vào MV trình làng của mình.

Mới đây nhất, nhóm nhạc nam Hàn Quốc là M-Tiful mà thành viên Choi Won Joon là cái tên khá quen thuộc với các fan Việt khi từng là diễn viên trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng như Nineteen years heart, Notorious Ms. Young Ae... đã chọn cách học tiếng Việt để sáng tác và hát bằng tiếng Việt cho kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Việt Nam của mình. Lưu lại Việt Nam trong vài tháng, M-Tiful đã kịp ghi dấu với một số ca khúc tiếng Việt và hiện có lượng fan không hề nhỏ tại Việt Nam.

“Hàn lưu” bị bão hòa là điều đã được dự báo từ vài năm trước, nhưng với những gì được nhìn thấy từ các sự dịch chuyển gần đây, người ta lại hiểu thêm lý do vì sao “Hàn lưu” từng xâm thực nhiều quốc gia mạnh mẽ đến thế.

 Vũ Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI