Kinh nghiệm thi đỗ đại học của tôi

21/06/2015 - 12:28

PNO - PN - Đỗ đại học là niềm mơ ước của các sĩ tử, nhưng phải làm gì đạt được ước mơ đó thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là gợi ý của cá nhân tôi giúp bạn thành công:

edf40wrjww2tblPage:Content

 1. Học thế nào với môn thi trắc nghiệm?

Kinh nghiem thi do dai hoc cua toi

Nếu là những môn xã hội thì bạn phải đọc nhiều, sau khi đọc xong mỗi bài, bạn phải hiểu được bạn đang đọc cái gì, mỗi nhân vật là ai, làm gì, kết quả thế nào. Hay diễn biến lịch sử diễn ra thời gian nào, ở đâu, ai nắm quyền, đạt được thành công hay thất bại, mang lại ý nghĩa gì cho xã hội thời đó.

Với môn địa hay sinh học, nếu là lý thuyết thì đọc nhiều và phải hiểu vấn đề mình đang đọc là gì? Tại sao lại thế này, thế kia? Tuyệt đối không được ngồi học thuộc mà chẳng hiểu mình đang học gì, vì khi vào phòng thi mình sẽ quên hết.

Với môn tự nhiên, bạn không cần làm nhiều bài tập vì các bài cũng na ná nhau, chỉ dùng chung một công thức hay định lý để chứng minh thôi . Bạn chỉ cần hiểu những định lý, định nghĩa hay công thức viết ra. Sau đó, bạn áp dụng mỗi định lý, định nghĩa hay công thức một bài tập. Bạn chỉ cần thành thạo và hiểu được làm sao mình giải được bài tập đó.

2. Với môn tự luận

Đòi hỏi thí sinh ngoài học hiểu sách vở, còn hiểu một chút ít về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước. Nhưng tất cả không được xa rời thực tế, mỗi câu viết ra đều phải có ý nghĩa phục vụ cho chủ đề chính, không được viết lan man dài dòng.

Để bài viết được trọn vẹn, trước khi viết vào bài, bạn nên viết ra giấy nháp những ý chính, sau đó dựa vào các ý này để diễn giải. Không được nghĩ tới đâu viết tới đấy, vì như vậy sẽ thiếu rất nhiều ý.

3. Môn đòi hỏi phải học thuộc

Nếu bạn không thích môn học thuộc vì nó khó nhớ, bạn nên học theo cách sau: bạn nên phân biệt ý chính, ý phụ của bài cần học bằng bút bi đỏ. Dùng một gạch và hai gạch để cho dễ nhớ, sau đó hiểu ý chính ý phụ đó có nghĩa là gì, khi đó bạn đã thuộc rồi đấy.

Trước khi thi môn đấy một ngày, bạn khái quát lại toàn bộ một bài bằng một vài từ chính, bằng cách khoanh tròn, để khi vào phòng thi, có câu hỏi rồi, mình nhớ lại câu trả lời nằm trong phần khoanh tròn nào?

4. Bạn phải xác định được đang học gì?

Nhiều bạn đang ôn thi nên được bố mẹ ưu tiên chỉ học mà thôi. Đây là sai lầm cơ bản. Trong một ngày, bạn chỉ tập trung học hành trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.

Tại sao trong số đỗ thủ khoa lại có nhiều bạn nhà nghèo, phải làm lụng vất vả mà vẫn học giỏi vậy? Không phải hoàn toàn do bạn đó thông minh, học nhanh vào, mà là các bạn ấy học ra học, làm ra làm. Khi học, bạn ấy tập trung hết mình, khi nào mệt mỏi, học mà không hiểu mình đang học gì nữa, bạn ấy lại đi làm việc, đi chơi hay đi ngủ cho khuây khỏa.

5. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Học là làm việc trí óc sẽ tốn nhiều năng lượng. Nếu bạn coi nhẹ chế độ ăn uống thì vô tình bạn đã đánh mất một người bạn đồng hành đó là trí nhớ; không có trí nhớ làm sao có thể đỗ đạt được.

Bạn mải học buổi sáng quá nên quên mất ăn sáng, bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Điều này khiến trí nhớ bạn sẽ được cung cấp ít năng lượng và phải hoạt động nhiều nhất dẫn đến trí nhớ sẽ giảm theo thời gian mà bạn không hề biết. Tới khi làm bài, bạn nghĩ là bài này mình đã học thuộc lắm rồi sao vào phòng thi mình không nhớ nổi phải làm thế nào. Đó là hậu quả của việc không ăn bữa sáng đấy.
6. Không nên học thêm nhiều

Bởi khi đi học thêm nhiều, ta bị động, chưa kịp suy nghĩ xong cách giải, thầy cô đã chuyển sang bài khác. Chỉ khi ngồi yên tĩnh, mình mới có thời gian suy ngẫm chủ động về cách giải quyết vấn đề và rút kinh nghiệm.

7. Khi vào phòng thi, bạn phải làm gì?

Việc quan trọng nhất là bạn phải giữ được bình tĩnh, tự tin. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, bồn chồn thì bạn nên đặt câu hỏi: “Tại sao bạn kia tự tin vậy mà sao mình không làm được, mình với bạn có khác gì nhau, mình cũng có đầy đủ kiến thức mới dám đi thi chứ bộ”. Hoặc bạn chú ý đến vấn đề khác như bắt chuyện làm quen với ai đó hay nói đại câu gì đó cho vui theo các bạn thi.

Khi vào phòng thi, bạn phải làm những câu dễ trước, vì khi ấy mình vừa bước vào phòng thi, chưa nhớ được nhiều. Khi làm tốt câu đầu rồi, bạn sẽ có động lực làm câu tiếp theo.

Bạn nên làm hết sức mình, đừng nghĩ là làm thế đủ điểm đỗ rồi, câu kia khó quá, không làm nữa.

Điều cần lưu ý là bạn phải xem xét lại bài bạn đã làm, không được lãng phí một giây phút nào, đừng để ân hận sau khi ra khỏi phòng thi.

PHƯƠNG LINH (Hải Hậu, Nam Định)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI