Kiêng 'chuyện ấy' sau sinh bao lâu là hợp lý?

31/08/2017 - 17:00

PNO - Cần kiêng cữ huyện chăn gối sau khi sinh nở bao lâu luôn là câu hỏi của nhiều cặp đôi. Hãy nghe câu trả lời chính xác từ bác sĩ sản khoa.

Để giải đáp thắc mắc này một cách triệt để, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Lưu Thế Duyên, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM. 

Nên tạm dừng chuyện “yêu” khoảng 6 tuần

Theo bác sỹ Duyên, đối với các chị em có thai kỳ ổn định và sức khỏe bình thường thì sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ cũng nên tạm dừng gần gũi chồng trong thời gian 6 tuần. Khoảng thời gian này thường được gọi là thời kỳ “hậu sản”. Đây là “quãng dừng” cần thiết để các cơ quan đặc thù trong cơ thể phái nữ hồi phục hoàn toàn sau khi trải qua cuộc sinh nở đầy cam go, chẳng hạn như tử cung co lại, âm đạo cũng phục hồi trở lại dù không thể hoàn toàn giống như trước khi sinh con. Đặc biệt, sau khoảng thời gian này, phần sản dịch ùn ứ trong cơ thể người phụ nữ cũng đã được “tống” ra ngoài hết. 

Chính vì vậy, việc “yêu” sau thời gian 6 tuần không chỉ mang tới cảm xúc trọn vẹn hơn cho cả hai người mà còn đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ, hạn chế được tối đa các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung... Tất nhiên, vẫn có những người quay lại với “chuyện ấy” sớm hơn mốc thời gian này do sự đòi hỏi gắt gao của người chồng và không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe, tuy nhiên nếu như chồng bạn là người biết thấu hiểu và thông cảm với vợ, hãy đề nghị anh ấy tạm dừng gần gũi trong một tháng rưỡi. 

Kieng 'chuyen ay' sau sinh bao lau la hop ly?
Bác sỹ Lưu Thế Duyên, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ.

Cần kiêng lâu hơn nếu có các vấn đề về sức khỏe

Đối với những chị em bị băng huyết khi sinh, bác sỹ Duyên lưu ý cần kiêng “chuyện ấy” lâu hơn, bởi lẽ nguyên nhân gây băng huyết là do tử cung gò kém, đây cũng là lý do khiến tử cung lâu phục hồi, co lại sau khi sinh nở. Đặc biệt, những người đang có bệnh nội khoa như tim mạch, huyết áp cao hay bị tiểu đường thai kỳ nên ngừng chuyện ấy cho đến khi đã điều trị xong, hoặc nên tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị trực tiếp về mốc thời gian và tần suất có thể thực hiện “chuyện ấy”. 

Đối với những chị em có bệnh phụ khoa trong thai kỳ như viêm nhiễm, nấm ngứa… thì tốt nhất nên điều trị dứt điểm rồi mới gần gũi chồng, bởi lẽ các loại ký sinh trùng, tạp trùng, vi khuẩn… ở “vùng kín” vốn rất dễ lây nhiễm. Hơn nữa, việc quan hệ tình dục khi đang bị bệnh phụ khoa thường khiến người phụ nữ cảm thấy khó chịu, đau rát chứ rất khó cảm nhận được sự thăng hoa, thích thú. Đừng quên dùng bao cao su khi “yêu” để hạn chế lây từ vợ sang chồng trong trường hợp việc kiêng cữ là bất khả thi. 

Kieng 'chuyen ay' sau sinh bao lau la hop ly?
Những người bị bệnh phụ khoa cần điều trị dứt điểm hoặc phải dùng biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế lây nhiễm (ảnh minh họa).

Không nên quá lạm dụng hai từ “lãnh cảm”

Nói về vấn đề chăn gối của phụ nữ sau sinh, bác sỹ Duyên cũng không quên nhắc các chị em rằng đừng quá lạm dụng hai từ “lãnh cảm”. Rất nhiều chị em chia sẻ rằng họ nghĩ mình bị “lãnh cảm” từ khi sinh con vì không hề muốn gần gũi chồng, cũng không có cảm xúc mỗi khi ân ái. Thực chất, đó chỉ là vấn đề tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh, còn lãnh cảm ở dạng bệnh lý thì khá ít gặp chứ không phổ biến như mọi người vẫn tưởng. 

Kieng 'chuyen ay' sau sinh bao lau la hop ly?
"Lãnh cảm" dạng tâm lý ở chị em sau sinh khá phổ biến do các yếu tố khách quan tác động (ảnh minh họa).

Sau sinh, cơ thể còn mệt mỏi, lại phải chăm con nhỏ hay quấy khóc, thường xuyên thiếu ngủ… nên người phụ nữ dễ cảm thấy bức bối, khó chịu, thậm chí là giận dữ đối với người bạn đời của mình. Khác với nam giới, vấn đề tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu “yêu” của phái đẹp. Chính vì vậy, việc bạn cảm thấy không hứng thú gần gũi chồng sau khi sinh là điều dễ hiểu, thậm chí có những người còn không có cảm hứng “yêu” cả vài tháng liền. 

Để chấm dứt tình trạng này cần nhiều yếu tố cùng tác động như sự quan tâm, đỡ đần của người chồng, sự chia sẻ cởi mở giữa hai vợ chồng cũng như các điều kiện khách quan (con cái lớn hơn, bớt quấy khóc, người vợ có thời gian chăm sóc bản thân mình hơn…). “Bệnh” chung của không ít bà vợ là mặc định rằng mình bị “lãnh cảm”, đây là điều rất không nên bởi nó sẽ khiến người chồng tự ái, khó chịu và nếu cứ mặc kệ, tình cảm giữa hai người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Tùng Phạm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Vợ mang áp lực công việc về nhà

    Vợ mang áp lực công việc về nhà

    13-11-2024 06:22

    Chị rơi vào tình trạng về nhà rồi nhưng trong đầu óc chỉ nghĩ đến việc công ty. Một lời nói của đồng nghiệp cũng khiến chị mất ngủ.

  • Sống ảo để quên thực tại khó khăn?

    Sống ảo để quên thực tại khó khăn?

    12-11-2024 22:28

    Trên mạng xã hội, những người càng không quen biết nhau càng dễ ca tụng nhau bằng những lời có cánh.

  • Chồng vét tiền xây nhà cho cha mẹ người yêu cũ

    Chồng vét tiền xây nhà cho cha mẹ người yêu cũ

    12-11-2024 06:11

    Tôi thực sự bị tổn thương khi anh không ngừng lo lắng, chăm sóc, chu cấp cho gia đình cô ấy.

  • Anh chỉ yêu bản thân

    Anh chỉ yêu bản thân

    11-11-2024 17:58

    Sau ly hôn, cô bạn thân đưa chị đi gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu. Từ đây chị mới nhận ra, lâu nay mình bị chồng thao túng tâm lý.

  • Đàn ông và những ước mơ xưa

    Đàn ông và những ước mơ xưa

    11-11-2024 15:31

    Những gã trai vô tư ngày nào bỗng đùng một hôm thấy mình ngồi đây, đi qua bên kia sườn dốc cuộc đời với trăm điều dang dở.

  • Giận chồng trút hết lên đầu con

    Giận chồng trút hết lên đầu con

    11-11-2024 06:35

    Chị muốn con ghét anh, hận anh. Những lúc chồng vắng nhà, chị không tiếc lời kể tội anh.

  • Chuyện một bà nội coi thường cháu gái

    Chuyện một bà nội coi thường cháu gái

    10-11-2024 19:05

    Đứa cháu mà bà luôn coi thường chỉ vì là cháu gái giờ đã trở thành niềm tự hào trong mắt xóm giềng, bạn bè và thầy cô.

  • Những phút giây lạc lòng

    Những phút giây lạc lòng

    10-11-2024 16:30

    Tôi quyết định chấm dứt cuộc trò chuyện gây nghiện này. Khi Hưng nhắn tin, tôi trả lời khách sáo và luôn khoe chồng con...

  • Thương lại từ đầu

    Thương lại từ đầu

    10-11-2024 06:57

    Tờ đơn ly hôn đã 1 người ký sẵn, người kia cũng chẳng còn hy vọng gì nữa. Đúng lúc đó, con gái bị người yêu bỏ.

  • Mắc kẹt trong cuộc chiến giữa cha mẹ và vợ

    Mắc kẹt trong cuộc chiến giữa cha mẹ và vợ

    09-11-2024 12:03

    Tôi sợ ấu thơ của con bị đầu độc bởi những lời lẽ tiêu cực, thái độ thù địch giữa mẹ và ông bà nội...

  • Thèm tự do

    Thèm tự do

    09-11-2024 06:20

    Chưa chắc những người đang có chồng có vợ lại hài lòng với cuộc sống bằng những người độc thân hậu ly hôn.

  • Cãi nhau đúng cách

    Cãi nhau đúng cách

    08-11-2024 17:10

    Một đời bên nhau, nếu không có lúc tranh cãi, không có những giận hờn, chưa chắc đã là tốt.

  • Người mẹ bận rộn bị sốc vì “thất nghiệp”

    Người mẹ bận rộn bị sốc vì “thất nghiệp”

    08-11-2024 06:33

    Từ một người bận rộn, tôi trở nên nhàn rỗi khi các thành viên trong nhà dần vắng đi. Điều này khiến tôi thấy lạc lõng, khó thích nghi.

  • Sống ảo thì phải chấp nhận bị... soi

    Sống ảo thì phải chấp nhận bị... soi

    07-11-2024 17:10

    Chị đăng bài lên mạng để thu hút sự chú ý, rồi cay cú, hằn học với những bình luận trái chiều. Quả là trái khoáy, dám chơi mà không dám chịu!

  • Cơn sốt pickeball đã kéo tới xóm tôi

    Cơn sốt pickeball đã kéo tới xóm tôi

    07-11-2024 10:17

    Chồng Thủy đang tập thể hình ở câu lạc bộ gần nhà, nhưng đột nhiên lại nghỉ tập để sắm vợt, sắm giày hàng hiệu đi chơi pickleball...

  • Tình nguội

    Tình nguội

    07-11-2024 06:29

    Quả thật Quỳnh chưa từng cố gắng tưới tắm sinh khí cho ngôi nhà mình, bởi cô nghĩ hôn nhân lạnh nhạt không phải trách nhiệm của riêng cô.

  • Đợi mưa, đợi gió, đợi bình an

    Đợi mưa, đợi gió, đợi bình an

    06-11-2024 17:24

    Phải chăng đợi mưa, đợi gió và đi qua mưa, qua gió mới có thể đợi bình an?

  • Mệt mỏi giữ vỏ bọc

    Mệt mỏi giữ vỏ bọc

    06-11-2024 06:59

    Những cuộc hôn nhân hạnh phúc thì thường giống nhau, nhưng sự bất hạnh đằng sau tấm vỏ bọc hoàn hảo lại rất đa dạng.