Khủng hoảng nội bộ khiến lãnh đạo Nike phải xin lỗi nhân viên

11/05/2018 - 14:07

PNO - Giám đốc điều hành Nike - Mark Parker mới đây đã có bài phát biểu công khai xin lỗi nhân viên vì những vấn đề về văn hóa nơi làm việc đã xảy ra gần đây.

Khủng hoảng nội bộ khiến cho Nike trở thành nơi một các nhân viên cảm thấy bị cô lập và tiếng nói của họ không được nghe thấy, không được quan tâm.

Đầu năm nay, một nhân viên nữ đã tiến hành cuộc khảo sát không chính thức, tìm kiếm các thông tin về phân biệt đối xử và quấy rối tình dục tại công ty. Cuộc khảo sát đã được trình bày cho ông Parker vào ngày 5/3, và 10 ngày sau đó, Nike đã đưa ra công bố gây chấn động về sự ra đi của Trevor Edwards - chủ tịch của thương hiệu Nike và người kế nhiệm tiềm năng cho ông Parker; cũng như Jayme Martin, người giám sát nhiều doanh nghiệp toàn cầu của Nike.

Trong một cuộc họp toàn thể nhân viên, Parker giải quyết các vấn đề được đưa ra ánh sáng trong những tháng gần đây. Ông đã gửi lời xin lỗi đến những nhân viên cảm thấy bị cô lập và không được quan tâm đúng mực.

Khung hoang noi bo khien lanh dao Nike phai xin loi nhan vien
CEO Nike - Mark Parker mới đây đã có bài phát biểu công khai xin lỗi nhân viên vì những vấn đề về văn hóa nơi làm việc đã xảy ra gần đây. 

Ông Parker nói đây là "khoảnh khắc đau đớn" của ông: "Trong khi nhiều người cảm thấy như được đối xử tôn trọng ở Nike, thì một số còn lại lại không được như thế. Và nếu các đồng đội trong cùng một nhóm lại không nhìn thấy cơ hội như nhau, chúng tôi không thể chấp nhận điều đó."

Động thái này kéo dài hơn một tuần sau The New York Times, sử dụng các cuộc phỏng vấn với hơn 50 nhân viên hiện tại và trước đây của Nike, báo cáo về khiếu nại của nhân viên nữ bị gạt ra rìa, quấy rối và cản trở sự nghiệp của họ tại công ty.

Hay nghiêm trọng hơn như làm nhục đến các câu lạc bộ thoát y và những nụ hôn không mong muốn. Nhiều người trong số những người được phỏng vấn cho biết họ bất bình và đó là lý do của một cuộc nổi loạn nhỏ được các nhân viên nữ khởi xướng đã nổ ra.

Việc điều tra sâu vào hành vi tại nơi làm việc của Nike đã dẫn đến sự ra đi của bốn giám đốc điều hành cấp cao, bốn người được bổ sung trong danh sách sẽ phải rời khỏi công ty như Nike khẳng định là Steve Lesnard, người đứng đầu thị trường Bắc Mỹ; Helen Kim, người giám sát Đông Bắc Mỹ; Simon Pestridge, người đứng đầu tiếp thị cho các hạng mục hiệu suất; và Tommy Kain, giám đốc tiếp thị thể thao của Nike. Nâng tổng số quản lý cấp cao phải rời khỏi công ty lên 10 người. Nike tiếp tục đại tu các cấp bậc cao trong bối cảnh cáo buộc quấy rối và phân biệt đối xử với nhân viên nữ.

Ông Parker đồng thời cũng vạch ra các bước mà Nike đang thực hiện để thay đổi văn hóa doanh nghiệp của mình, bao gồm việc thay đổi tầm nhìn và hành vi của công ty.

Một ví dụ là thay đổi quan điểm trước đây rằng môi trường làm việc ở Nike là nơi to tiếng nhất, chuyển thành tại Nike, mọi “tiếng nói” đều được “lắng nghe”.

Ông cam kết với nhân viên rằng ông có thể dẫn dắt sự thay đổi, nhưng ông không thể làm điều đó một mình, ông cần tất cả mọi người! Parker yêu cầu các nhân viên hỗ trợ nhau, năng động, tham gia, xây dựng và đam mê, nhưng tôn trọng, cởi mở và khiêm nhường. 

"Hãy tiến tới tương lai đó," Parker nói. "Tôi đang sẵn sàng 100%, và tôi trông cậy vào các bạn."

Nội bộ Nike cùng sự ra đi của các giám đốc điều hành hàng đầu, chứng tỏ cho các nhân viên thấy rằng Parker đang tích cực cố gắng giải quyết các vấn đề về môi trường làm việc đã cản trở công ty trong những năm gần đây. Nhưng đối với Phố Wall, tình trạng hỗn loạn nội bộ có thể là những câu hỏi đáng lo ngại về việc liệu Nike sẽ có các nhà lãnh đạo thay thế cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh tích cực của mình hay không?

Vân Anh (theo CNBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI