Khúc tráng ca kể chuyện “cái giá của hòa bình”

27/07/2022 - 23:31

PNO - Tối 27/7, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022).

Hoạt cảnh về ngày đại thắng tại điểm cầu TPHCM.
Hoạt cảnh về ngày đại thắng tại điểm cầu TPHCM

Cầu truyền hình kết nối 6 điểm cầu: Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi - TPHCM), Tượng đài Bắc Sơn (Hà Nội), Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang), Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (Quảng Nam), Đền thờ Liệt sĩ thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh An Giang (An Giang). Cả 6 điểm cầu được đặt tại các địa danh anh hùng, từng là chiến trường khốc liệt với nhiều mất mát, hy sinh.

Chương trình gồm 3 chương: “Những dấu chân hòa bình”, “Bài ca không quên”, “Khát vọng hòa bình”, tái hiện và khắc ghi những trang sử hào hùng của dân tộc. 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TPHCM tại điểm cầu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi.
Các đại biểu tại điểm cầu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi

Điểm cầu TPHCM được tổ chức tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi. Đây là công trình lịch sử văn hóa được xây dựng để tưởng nhớ công lao to lớn của hơn 45.000 đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Gia Định trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Cờ hoa tại điểm cầu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi
Cờ hoa tại điểm cầu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi

Tại điểm cầu TPHCM, các đại biểu và khán giả đã chứng kiến câu chuyện xúc động khi gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Bân (quê Thanh Hóa, hy sinh năm 1967 khi mới 25 tuổi) nhận lại được kỷ vật của liệt sĩ Đỗ Văn Bân là một chiếc kẹp tóc làm bằng thép. Như vậy, sau 55 tìm kiếm, gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Bân mới biết được nơi liệt sĩ an nghỉ - Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Anh Đỗ Thanh Tình - cháu liệt sĩ Đỗ Văn Bân chia sẻ cảm xúc của gia đình khi biết thông tin về liệt sĩ sau 55 năm.
Ông Đỗ Thanh Tình - cháu liệt sĩ Đỗ Văn Bân - chia sẻ cảm xúc của gia đình khi biết thông tin về liệt sĩ sau 55 năm
Cuộc gặp gỡ trên sân khấu giữa gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Bân (Thanh Hóa) với đồng chí Đại tá A Văn Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum khi đồng chí A Văn Dũng trao lại kỷ vật của liệt sĩ Đỗ Văn Bân cho gia đình đã mang lại niềm xúc động trong lòng khán giả.
Đại tá A Văn Dũng - Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum - trao kỷ vật của liệt sĩ Đỗ Văn Bân cho gia đình liệt sĩ
Ông Đỗ Thanh Tình và kỷ vật của người chú là liệt sĩ Đỗ
Ông Đỗ Thanh Tình và kỷ vật của người chú là liệt sĩ Đỗ Văn Bân

Những trường hợp như gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Bân là không hiếm. Cô Đinh Thị Minh (Thanh Hóa) cũng phải gần 60 năm mới tìm được thông tin về người cha của mình là liệt sĩ Đinh Công Thảo hy sinh ở chiến trường K (Campuchia).

Năm 2002, Đội Quy tập K53 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum đã quy tập được một số hài cốt liệt sĩ từ Campuchia đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Kon Tum. Tất cả những trường hợp lúc đó đều chưa xác định được thông tin. Mãi đến tận năm 2022, bằng phương pháp thực chứng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum đã xác định được tên của 33 liệt sĩ, trong đó có liệt sĩ Đinh Công Thảo và liệt sĩ Đỗ Văn Bân…

Các đại biểu đặt hoa tưởng niệm tại hàng ghế đặc biệt tại điểm cầu TPHCM.
Các đại biểu đặt hoa tưởng niệm tại hàng ghế "đặc biệt" tại điểm cầu TPHCM

Bên cạnh ý nghĩa lịch sử đặc biệt, cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” còn là dịp ôn lại truyền thống, rút ra những bài học sâu sắc cho các thế hệ trẻ, qua đó khơi dậy động lực cống hiến nhằm xây dựng đất nước ta ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Không khí đầy xúc động tại điểm cầu TPHCM.
Không khí đầy xúc động tại điểm cầu TPHCM
Nhành hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
Nhành hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
Một bạn trẻ không kìm được cảm xúc.
Một bạn trẻ không kìm được cảm xúc

 

Khát vọng hòa bình của tuổi trẻ hôm nay qua cánh chim bồ câu
Khát vọng hòa bình của tuổi trẻ hôm nay qua cánh chim bồ câu

Tại điểm cầu Quảng Nam, chương trình đã thu hút hàng ngàn người dân cũng như các đại biểu Trung ương và địa phương tham dự.

Trên nền nhạc của ca khúc Một thời hoa lửa là câu chuyện xúc động của bà Trần Thị Dự (74 tuổi), quê Tam Hiệp (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) và những người đồng đội của bà - chị Phương, chị Liên - đã hy sinh khi mới 19, đôi mươi.

Trước đó, vào chiều cùng ngày, khi gặp mặt những người có công của tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quảng Nam là tỉnh có số lượng người có công lớn nhất toàn quốc, chiếm 23% dân số toàn tỉnh, đặc biệt số lượng bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng nhiều nhất cả nước.

Thời gian qua, tỉnh đã làm nhiều phần việc chăm lo cho người có công như xác nhận chế độ, giải quyết hồ sơ cho người có công kịp thời; chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng được thực hiện đầy đủ; chi ngân sách để thăm hỏi, tặng quà người có công nhân các dịp lễ, tết...

Điểm cầu Quảng Nam được tổ chức tại Quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng
Điểm cầu Quảng Nam được tổ chức tại Quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

Khẳng định những điều Đảng, Nhà nước đã làm vẫn còn rất nhỏ so với sự hy sinh của người có công, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2025. Từ đó, tiếp tục nâng cao đời sống của người có công với cách mạng.

Từ sớm, bà Võ Thị Biểu (72 tuổi, trú tại P. An Phú, TP. Tam Kỳ) đã có mặt. Bà là thương bệnh binh 1/4, là đại biểu tham dự buổi lễ
Từ sớm, bà Võ Thị Biểu (72 tuổi, trú tại P. An Phú, TP. Tam Kỳ) đã có mặt. Bà là thương bệnh binh 1/4, là đại biểu tham dự buổi lễ
Hàng ngàn người dân đã đến tham dự buổi lễ, thắp nén nhang tri ân với những người đã ngã xuống
Hàng ngàn người dân đã đến tham dự buổi lễ, thắp nén nhang tri ân với những người đã ngã xuống
Tiết mục Cánh chim hòa bình - Tổ quốc chưa bao giờ đẹp như thế này chăng kết thúc chương trình.
Tiết mục Cánh chim hòa bình - Tổ quốc chưa bao giờ đẹp như thế này chăng? kết thúc chương trình

Tam Bình - Tam Nguyên - Nguyễn Dương

 

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI