Khu tập thể của một thời

07/01/2021 - 05:27

PNO - Hà Nội không thể đẹp nếu thiếu đi những khu tập thể như thế . Một tuổi thơ êm đềm đã đi qua.Một phần hồn chúng tôi vẫn còn lại ở đó.

Khu tập thể nói chung và khu Văn Chương (Hà Nội) nói riêng là nơi ở dành cho những gia đình cán bộ, công chức thời gian trước năm 1975. Nhà tôi từng ở khu B1, nằm trong chuỗi nhà tập thể của khu vực. Ký ức chúng tôi không thể xóa nhòa những năm tháng sống ở đây. Một phần vì nó quá sâu đậm, một phần vì chính bản thân chúng tôi cũng không hề muốn quên đi. 

Chúng tôi lớn lên ở những khu tập thể cũ kỹ - Ảnh minh họa
Chúng tôi lớn lên ở những khu tập thể cũ kỹ - Ảnh minh họa

Hồi ấy, vào các buổi chiều được nghỉ học, lũ chúng tôi cùng nhau chạy nhảy, chơi trò “ném lon” hoặc “chồng nụ chồng hoa” ở một góc sân chung của khu tập thể. Cả bọn quậy như giặc, có lúc còn vô tình làm bể chậu kiểng, thế là bị bố mẹ hoặc các cô, các bác cầm roi đuổi đánh. Cả bọn hốt hoảng chạy có cờ. 

Các căn phòng khu tập thể nơi tôi ở, khi ấy phần lớn sơn màu vàng nhạt. Màu thời gian cũ kỹ nhưng chứa đựng trong đó những ký ức ấm áp vô tận. Mấy nhà dùng chung cái bếp. Đến giờ nấu cơm, tiếng các mẹ các chị tíu tít gọi nhau. Mẹ thì rửa rau, bác nhà kế bên vo gạo, rửa bát đĩa… Rồi thì nhà vệ sinh cũng dùng chung cho cả mấy hộ. Điều đó dĩ nhiên là bất tiện rồi, nhưng hiếm khi nào nơi này ngưng tiếng nói, tiếng cười, tiếng chào hỏi, trêu đùa nhau… tạo thành một thứ âm thanh đặc sản mà chỉ khu tập thể mới có.

Buổi trưa hè, lũ chúng tôi trốn ngủ, hẹn nhau ra chỗ cầu thang. Cả đám rì rầm trò chuyện, thi thoảng lại: “Suỵt, nói khẽ thôi kẻo bố mẹ bắt về đi ngủ”. Ở đây, mỗi bậc thang rất thấp, nên có chạy đi chạy lại đến mấy chục bận vẫn không thấy mỏi. Thi thoảng có đứa bị bố mẹ bắt về ngủ trưa. Cả đám im re, sợ sệt, nhưng chỉ được một lúc, rồi đâu lại vào đấy. Đứa bị bố mẹ lôi về, sau một hồi, lại chạy trở ra với đám bạn. 

Khu tập thể có khe sáng xuyên qua từ bức tường hoa bê tông, có những dãy hành lang chung lộn xộn, những khoảng sân nối giữa hai khối nhà, những ghế đá, những góc đường, rồi những căn hộ bé xíu chỉ chừng 10-24 mét vuông. Cửa sổ cũng bé xíu, như ngôi nhà của bảy chú lùn trong chuyện cổ tích, nhưng đằng sau nó là cả một khung trời tuổi thơ sống động của lũ chúng tôi. 

Hồi đó khu tập thể hay bị mất điện. Mỗi lần như vậy, người lớn thì túa ra cửa, trò chuyện râm ran ngoài ban-công. Đám trẻ con chúng tôi lại í ới gọi nhau ra góc cầu thang quen thuộc. Những câu chuyện về ma quỷ, thánh thần thiên địa… lại được dịp khui ra, mỗi đứa kể mỗi kiểu. Nghe đi nghe lại mà vẫn cứ thấy hay ho, ly kỳ và hấp dẫn vô cùng. 

Khoảng sân lớn của khu tập thể là nơi đông vui nhất. Chiều chiều, khi nắng đã tắt, nhiều người già trong khu xuống sân đi dạo, tập dăm ba động tác thể dục. Các cụ không quên khơi lại những câu chuyện chiến sự thu lượm được qua chiếc radio nhỏ. Lũ chúng tôi không được phép chạy nhảy gần các cụ vì sợ làm các cụ ngã. Bố mẹ chúng tôi dặn rất kỹ điều ấy. Câu chuyện của các cụ tuy không mấy hấp dẫn, nhưng chúng tôi vẫn rất thích lân la gần đó. Nhất là khi các cụ có quà từ tổ hưu trí hoặc quà dành cho người có công với cách mạng từ tổ dân phố. Họ sẽ mang cho lũ trẻ ở khu những chiếc kẹo vừng, kẹo lạc ngọt lịm. Thỉnh thoảng cũng có cụ ngã bệnh, và bố mẹ sẽ dẫn chúng tôi sang thăm hỏi sức khỏe các cụ, đầy ân cần. 

Vui nhất là ngày tết, các hộ sẽ cùng góp chung để nấu một nồi bánh chưng. Khu tập thể có nhà có điều kiện, cũng có nhà vô cùng khó khăn. Mọi người đều đồng lòng san sẻ để nhà nào cũng có được chiếc bánh chưng ăn tết. Nồi bánh chưng thật to được đặt ngoài khoảng sân chung, chếch bên hiên nhà, khói lửa tưng bừng thâu đêm suốt sáng. Đối với chúng tôi, đó thực sự là những ngày hội. Hạnh phúc càng nhân lên gấp bội khi những chiếc bánh vuông nghi ngút khói được từ từ nhấc ra khỏi nồi, trước sự hân hoan, rạng rỡ của những con người sống trong khu tập thể. Ai cũng có thể mang về nhà mình một chiếc, đặt ngay ngắn lên bàn thờ, rồi mời ông bà tổ tiên cùng về ăn tết với cháu con. 

Hà Nội không thể đẹp nếu thiếu đi những khu tập thể như thế. Một tuổi thơ êm đềm đã đi qua. Một phần hồn chúng tôi vẫn còn lại ở đó. 

Khánh Phương

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.