Khu tái định cư ở Đắk Lắk xuống cấp sau nhiều năm gần như bị bỏ hoang

11/05/2024 - 15:14

PNO - Sau nhiều năm bị bỏ hoang, hàng chục căn nhà tại khu tái định cư buôn Ea Kal (nay thuộc thôn Phú Quý, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) bị hư hỏng, xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm.

Cách trung tâm xã khoảng 2km, khu tái định cư buôn Ea Kal (nay thuộc thôn Phú Quý, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) được xây dựng theo Chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ diện tích 27ha. Trong đó, đất ở là 2,64ha, đất sản xuất và đất phi nông nghiệp là 24,36ha.
Cách trung tâm xã khoảng 2km, khu tái định cư buôn Ea Kal được xây dựng theo Chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 27ha. Trong đó, đất ở là 2,64ha, đất sản xuất và đất phi nông nghiệp là 24,36ha.
Xây dựng khu tái định cư nói trên, nhà nước mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ từng bước ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.
Nhà nước xây dựng khu tái định cư để tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ từng bước ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.
Đầu năm 2012, 66 hộ dân là đồng bào dân tộc tại chỗ ở xã Ea Kênh (huyện Krông Pắk) được đưa đến khu tái định cư buôn Ea Kal. Tại đây, mỗi hộ được cấp 400m2 đất ở, một căn nhà xây sẵn với diện tích 28m2. Bên cạnh đó, mỗi gia đình còn được cấp đất sản xuất là 3 hoặc 5 sào đất ruộng (tùy thuộc vào số khẩu).
Đầu năm 2012, 66 hộ dân là đồng bào dân tộc tại chỗ ở xã Ea Kênh (huyện Krông Pắk) được đưa đến khu tái định cư. Mỗi hộ được cấp 400m2 đất ở, một căn nhà xây sẵn với diện tích 28m2. Mỗi gia đình còn được cấp 3 hoặc 5 sào đất ruộng (tùy thuộc vào số khẩu).
Ngoài ra, người dân khu tái định cư còn được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung, điện thắp sáng...
Người dân khu tái định cư còn được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung, điện thắp sáng...
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, khu tái định cư buôn Ea Kal chỉ lác đác bóng người ở.
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 10 năm, khu tái định cư buôn Ea Kal chỉ lác đác bóng người ở.
Hàng chục ngôi nhà bị bỏ hoang, tường nứt toác, cửa mở toang, hư hỏng,
Hàng chục ngôi nhà bị bỏ hoang, cửa hư hỏng, thậm chí không còn cửa.
Sau một thời gian không có người ở, tường nhà nứt toác.
Sau một thời gian không có người ở, tường nhiều căn nhà nứt toác, mái tôn hư hỏng.
Mái tôn của nhiều căn nhà cũng bị gió thổi bay.
Nhiều nhà bị gió thổi bay mái tôn.
Cỏ, cây dại mọc um tùm xung quanh nhà, thậm chí ngay giữa nhà,... Tất cả hiện ra như một cảnh tượng hoang tàn ở khu tái định cư.
Cỏ, cây dại mọc um tùm từ trước ra sau, thậm chí ngay giữa nhà.
Ụ mối khủng hiện hữu trong một căn nhà không có người ở.
Ụ mối "khủng" trong một căn nhà không có người ở.
Nhiều căn nhà được người dân tận dụng để bỏ rơm, bỏ củi. Tại một căn nhà khác, hiện hữu ụ đất mối “khủng” ngay trong nhà.
Nhiều căn nhà được người dân tận dụng để bỏ rơm, bỏ củi.
Không chỉ vậy, sau nhiều năm ngừng hoạt động, nhiều hạng mục công trình nước sạch tập trung ở khu tái định cư bị hư hỏng, xuống cấp.
Sau nhiều năm ngừng hoạt động, nhiều hạng mục công trình nước sạch tập trung ở khu tái định cư bị hư hỏng, xuống cấp.
Thông tin từ lãnh đạo thôn cho biết, hiện nay, chỉ còn 18 hộ dân đang sinh sống tại khu tái định cư. Trong đó, 1 hộ đã thoát nghèo, còn lại có 8 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo. Những hộ còn lại đã lần lượt bỏ khu tái định cư, trở về nơi cũ để sinh sống, canh tác.
Hiện nay, chỉ còn 18 hộ dân đang sinh sống tại khu tái định cư. Trong đó, 1 hộ đã thoát nghèo, còn lại có 8 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo. Những hộ còn lại đã lần lượt bỏ khu tái định cư, trở về nơi cũ ở xã Ea Kênh.
Theo báo cáo của UBND xã Vụ Bổn, nguyên nhân khiến nhiều hộ bỏ khu tái định cư để về nơi cũ là do vùng quy hoạch định canh định cư về sản xuất chỉ có đất ruộng, không có đất màu. Do đó, khi làm ruộng xong, họ trở về buôn cũ để làm thuê và làm rẫy của mình. Hơn nữa, làm ruộng hiệu quả không cao và đa số bà con tại nơi cũ vẫn còn đất sản xuất, điều kiện tìm việc làm dễ dàng hơn ở nơi mới nên họ không thiết tha ở lại.
Theo báo cáo của UBND xã Vụ Bổn, nguyên nhân nhiều hộ bỏ khu tái định cư để về lại nơi cũ là do vùng quy hoạch định canh định cư về sản xuất chỉ có đất ruộng, không có đất màu. Do đó, khi làm ruộng xong, họ trở về buôn cũ để làm thuê và làm rẫy của mình. Hơn nữa, làm ruộng hiệu quả không cao và đa số bà con tại nơi cũ vẫn còn đất sản xuất, điều kiện tìm việc làm cũng dễ dàng hơn ở nơi mới nên họ không thiết tha ở lại.

Văn Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI