Không vô cảm với cái ác, thói xấu

26/11/2014 - 10:43

PNO - PNO - Trung tâm Hoa Kỳ thuộc Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM vừa tổ chức buổi tọa đàm: Hành động để góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình, với sự tham gia của các khách mời: bà Malikat Rufai - Tùy viên văn hóa Tổng lãnh sự quán Hoa...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bạo hành gia đình từ lâu không còn là nỗi thống bó hẹp trong câu chuyện riêng tư của mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà đã trở thành nỗi đau, vấn nạn chung của toàn nhân loại. Trong đó, phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng chủ yếu phải gánh chịu hậu quả của bạo lực giới; dẫn đến hôn nhân đổ vỡ, gây tổn thương thể xác, tâm lý cũng như sự phát triển nhân cách đối với nạn nhân là trẻ em. Mặc dù đi ngược với sự phát triển, tiến bộ chung của nhân loại, nhưng hành vi bạo lực vẫn đang diễn ra trong mỗi gia đình hàng ngày, hàng giờ.

Khong vo cam voi  cai ac, thoi xau
Các khách mời: bà Malikat RuFai, bà Trần Thị Ái Liên và bà Nguyễn Thị Hậu 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chỉ ra các hình thức bạo hành gia đình đáng báo động: bạo hành thể xác với hành vi bạo lực, gây đau đớn thể xác; bạo hành tinh thần bằng lời nói, cử chỉ, sự khinh miệt… (thường rơi vào các gia đình trí thức); bạo hành tình dục (cưỡng ép quan hệ tình dục trong quan hệ vợ chồng); bạo hành thai nhi (gây sức ép tâm lý cho phụ nữ mang thai hoặc ép buộc phải bỏ thai). Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực gia đình tồn tại phổ biến: quan niệm xem đó là chuyện riêng tư, bản thân phụ nữ chưa ý thức quyền được bảo vệ của mình, lo ngại áp lực dư luận, tâm lý tốt khoe xấu che, pháp luật chưa nặng tay xử phạt các hành vi bạo lực…

Nhằm đẩy lùi tiến đến chấm dứt tình trạng này, bà Trần Thị Ái Liên nêu ra một số giải pháp, trong đó, mỗi phụ nữ, trẻ em gái cần nâng cao hơn nữa ý thức tự bảo vệ, không thỏa hiệp với cái xấu, cái ác diễn ra trong chính gia đình mình. Người bị bạo hành cần mạnh dạn lên án các hành vi bạo lực lẫn lên tiếng để nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội. Mặt khác, trong quan hệ xã hội, tâm lý đả kích, chỉ trích, lên án, hả hê trước lỗi lầm người khác cũng cần được loại bỏ, phát huy lòng trắc ẩn, tình yêu thương, giúp đỡ, tạo chỗ dựa đối với cá nhân bắt gặp đang trong hoàn cảnh bị bạo hành.

Khong vo cam voi  cai ac, thoi xau
Rất đông các bạn trẻ tham gia buổi tọa đàm

Theo bà Malikat Rufai: “Nhân loại không thể văn minh, xã hội loài người không thể phát triển nếu vẫn còn một nửa dân số thế giới bị bạo lực hoành hành, luôn phải sống trong trạng thái thiếu an toàn, cảm giác không được bảo vệ, bất an khi sống bên người thân trong chính gia đình mình”. Nắm rõ thông điệp này, bà Malikat Rufai kêu gọi cộng đồng, mỗi cá nhân hãy ý thức, chung tay nêu cao tinh thần “nói không với bạo lực, không sợ hãi bạo lực, không sử dụng bạo lực”, nhằm góp phần vào sự tiến bộ chung của toàn nhân loại.


PHONG VÂN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI