Không thể ở lại EU, người dân tìm đường "chạy trốn" khỏi Anh

04/07/2016 - 06:31

PNO - Trong khi có những người chọn cho mình còn đường biểu tình để níu chân Anh ở lại EU, lại có những người chọn cho mình con đường "chia tay" với Anh để vẫn là công dân EU.

Hàng chục ngàn người đổ xuống đường phố London, Anh vào ngày 2/7 để biểu tình chống lại kết quả trưng cầu dân ý vừa công bố mà phần thắng thuộc về phe...

“Không Brexit, làm ơn, chúng tôi là người Anh”, “Chúng tôi yêu EU”, “Tôi sẽ luôn luôn yêu EU”, “Tất cả EU cần là tình yêu”… là những dòng chữ được viết trên các biểu ngữ, áp phích tràn ngập đường phố London ngày 2/7.

Khong the o lai EU, nguoi dan tim duong
Hàng chục ngàn người đổ xuống đường phố London, Anh vào ngày 2/7 để biểu tình chống lại kết quả trưng cầu dân ý

Hàng chục ngàn người Anh chen chúc trên các ngả đường, hô vang: “Chúng tôi là 48%”, bày tỏ sự phản đối đối với Brexit, cũng như kêu gọi các nhà cầm quyền giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu – EU.

“Nếu điều này chưa đủ. Chúng tôi sẽ tổ chức thêm các cuộc biểu tình khác vào tuần tới, tuần sau nữa…”, ông Jonathan Shakhovskoy, làm việc trong một công ty tiếp thị, tỏ rõ quyết tâm.

Một người tên Cocker giơ lên tấm bản đồ thế giới và nói: “Bạn không thể phủ nhận vị trí địa lý. Vương quốc Anh là ở châu Âu”.

Diễn viên hài Mark Thomas khẳng định buổi diễu hành là để giải tỏa “sự tức giận, thất vọng và cần phải làm một cái gì đó”. Anh cho biết, sẽ chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý nếu nó được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, công bằng. “Nhưng nó đã bị sai lệch thông tin hoàn toàn và mọi người cần phải làm điều gì đó để bày tỏ sự thất vọng của họ”.

Khong the o lai EU, nguoi dan tim duong
Họ muốn Anh ở lại EU vì nhiều lợi ích

Theo David Lang, làm quản lý tại một công ty cơ khí ở Birmingham, anh là một trong số ít những người trong công ty bầu chọn Remain (ủng hộ Anh ở lại EU). Anh lo ngại công ty có thể phá sản trong hai năm tới vì các đơn hàng xuất khẩu chủ yếu đến từ châu Âu.

Chị Fiona Edwards, ở Brighton, đến buổi diễu hành cùng con trai, lên tiếng: “Một tương lai của hy vọng không thể được xây dựng trên sự hận thù và bắt nạt. Chúng tôi ở đây vì chúng tôi là 48%”.

Nhưng dường như cuộc biểu tình khó có thể thay đổi được quan điểm và quyết định của các nhà chức trách. Tuần qua, Anh Quốc đã tuyên bố sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý lần 2. Còn về phía EU, đặc biệt là Đức cũng đang hối thúc Anh kích hoạt Điều 50 để  nhanh chóng "chia tay".

Trong khi nhiều người mong ngóng các nhà chức trách sẽ lắng nghe lời kêu gọi ở lại EU, không ít người tham gia biểu tình khác lại có sẵn kế hoạch rời khỏi nước Anh.

Khong the o lai EU, nguoi dan tim duong
Một số khác đã lên kế hoạch rời khỏi nước Anh

Alex Good, kiến trúc sư, cùng bạn bè tập trung tại một quán cà phê trên đường Curzon trước khi hòa vào dòng người. Anh nói đùa, đó là bữa tiệc tiễn chân anh đến Pháp.

“Tôi ở đây, nhưng thành thật mà nói, tôi nghĩ cuộc tuần hành không mang lại hiệu quả nhiều. Tôi ủng hộ Remain và thực tế cho thấy nước Anh cần phải làm nhiều việc trước khi nó xứng đáng là một thành viên của EU”, anh Good bộc bạch.

Cùng quan điểm với Alex Good, anh Jonathan cho biết có hộ chiếu Ireland và đang lên kế hoạch chuyển đi cùng ba người con. Nhà văn, nhà sử học Stella Tillyard xuất hiện trong buổi diễu hành, nhưng cũng đã chuẩn bị đến cư trú tại Ý với gia đình.

Julian Watson, nhân viên văn phòng phẩm đến từ Bristol, lại cho hay cha vợ là người Hà Lan, nên anh và vợ đang tìm cách nhập tịch vào quốc gia này. Hay Liz Mackie và bạn trai Leo Dawson, ở độ tuổi 20 đã sẵn sàng cho chuyến đi đến Athens trong vòng sáu tháng tới.

Theo các nhà phân tích, sau Ireland, những nước được người Anh “để mắt” đến nhiều nhất là Thụy Điển và Tây Ban Nha, tiếp đó là Italia, quốc đảo Sypre, Pháp, Hy Lạp.

Hồi tuần trước, Thụy Điển đã nhận được một số lượng kỷ lục đơn xin của công dân Anh đang sinh sống tại Thụy Điển muốn có được hộ chiếu nước này (ảnh).

Paul Sonkamble, một người Anh chuyên tổ chức những đợt biểu diễn âm nhạc xuyên biên giới, cho biết ông đã nộp đơn xin chuyển sang quốc tịch Thuỵ Điển ngay sau Brexit vì lý do công việc, nhằm tránh gặp rắc rối tại biên giới.

Ngoài Thuỵ Điển, Tây Ban Nha cũng nằm trong “tầm ngắm” của rất nhiều người Anh. Theo The Local, nhiều người Anh đang sống ở Tây Ban Nha cũng bắt đầu tìm hiểu trên mạng Internet cách làm thế nào để có được hộ chiếu Tây Ban Nha.

Đối với nam giới Anh, phương Pháp đơn giản nhất để nhận được quốc tịch Tây Ban Nha là kết hôn với một phụ nữ Tây Ban Nha. Vì thế, theo dự đoán của các nhà báo, sau Brexit, số lượng các cuộc hôn nhân chồng Anh vợ Tây Ban Nha rất có thể sẽ tăng lên đáng kể.

Dường như da số người dân Anh - kể cả những người từng ủng hộ Brexit và bây giờ thay đổi lâ trường đang rất bất mãn và "khủng hoảng" vì việc Anh rời EU. Họ cố tìm mọi cách để vớt vát sựu việc tuy nhiên không khả quan. Một số khác lại có cách lo xa cho tương lại hơn đó là "chia tay" với Anh Quốc để bản thân vẫn là người của EU.

Khánh Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI