Không nên để trẻ ngồi kiểu chữ W

05/01/2016 - 09:09

PNO - Trẻ em rất thích ngồi ở tư thế chữ "W", nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, cách ngồi này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vị trí ngồi hình chữ “W” là lúc trẻ em (và đôi khi cả người lớn) ngồi trên một mặt phẳng, chân dang rộng ra hai bên, đầu gối cong và bàn chân hướng ra phía ngoài tạo thành hình như chữ “W”.

Cách ngồi này khiến các cơ bắp ở lưng và bụng thụ động. Trẻ sẽ phát triển chậm về khả năng kiểm soát tư thế và thăng bằng, kỹ năng vận động khéo léo, dễ bị trật khớp.

Khong nen de tre ngoi kieu chu W
Ảnh mang tính minh họa

- Hông và đầu gối: Nếu đứa trẻ luôn ngồi kiểu chữ “W”, hông và đầu gối phải thích ứng với trọng lượng bất thường đặt trên khớp. Qua thời gian, hông phát triển một phạm vi chuyển động rộng hơn, đôi lúc có thể xoay đến 80-900 , vượt xa mức bình thường là 450. Việc này cũng khiến xương đùi mở quá rộng về hai bên, làm trẻ khó chịu khi phải ngồi ghế với hai chân để thẳng phía trước.

- Xương cẳng chân: Khi trẻ ngồi giữa hai chân, xương cẳng chân (xương mác và xương chày) sẽ bị xoắn ra phía ngoài và dần trở nên cứng ở vị trí này (còn gọi là xoắn xương chày); từ đó tạo thành tật: khi trẻ ngồi hay đứng với đùi song song, bàn chân cũng sẽ chĩa phía ngoài chứ không hướng thẳng về phía trước. Xoắn xương chày thường gắn liền với đau chân, đặc biệt là đau đầu gối vào ban đêm.

- Mắt cá chân: Nếu trẻ bước đi với các ngón chân chĩa ra ngoài theo kiểu chữ bát do xoắn xương chày, khớp mắt cá sẽ lệch qua phía bên của bàn chân. Điều này khiến trẻ đi bộ chậm chạp, hay mệt mỏi và đau chân khi chạy

- Cơ bắp điều chỉnh tư thế (được tìm thấy ở vùng lưng, bụng và hông): Trẻ em ngồi kiểu “W” hầu như luôn luôn gặp khó khăn trong việc đứng cân bằng trên một chân do cơ bắp yếu.

Ngọc Hạ (Theo Mirror, Skillforaction)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI