Không hề có thỏa thuận với Bộ Giáo dục Anh

01/07/2014 - 10:08

PNO - Tối 30/6, tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Douglas Barnes ra tuyên bố khẳng định không hề có bất cứ thỏa thuận nào giữa Bộ Giáo dục Anh (DfE) hay Cơ quan Quản lý và khảo thí quốc gia Anh (STA) với Sở GD-ĐT TP.HCM và EMG về chương trình tích...

edf40wrjww2tblPage:Content

“Không hề có bất cứ thỏa thuận nào giữa DfE hoặc STA với Sở GD-ĐT TP.HCM và/hoặc EMG về việc cung cấp chương trình học, tài liệu hoặc đảm bảo chất lượng liên quan tới chương trình giảng dạy được thực hiện tại TP.HCM” - tuyên bố của ông Barnes gửi báo Tuổi Trẻ nhấn mạnh. Trước đó, khi Tuổi Trẻ liên lạc với Tổng lãnh sự quán Anh, phía tổng lãnh sự cho biết phải đợi xác nhận của DfE và STA từ London trước khi ra tuyên bố.

Khong he co thoa thuan voi Bo Giao duc Anh

Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tại buổi họp báo sáng 23/6 - Ảnh: Như Hùng

Cần làm rõ thông tin

Tuyên bố này được đưa ra để trả lời thông tin mà Sở GD-ĐT TP.HCM công bố là sở này đã làm việc với DfE kể từ tháng 12/2011 liên quan tới chương trình tích hợp sắp được áp dụng tại TP.HCM sau khi chương trình của Cambridge ngừng hoạt động từ cuối tháng 7.

“Cũng không hề có bất cứ liên lạc chính thức nào với DfE hay STA về chuyện thỏa thuận này” - ông Barnes nói.

Ông Barnes cũng xác nhận rằng chương trình quốc gia của Anh và Xứ Wales có hoàn toàn miễn phí ở trên mạng để cho phép trường và những cơ quan hay người có liên quan về giáo dục có thể tiếp cận nhằm phục vụ và đảm bảo nền giáo dục chất lượng cao tại Anh.

Ông Barnes cho biết giáo dục tại Anh được đảm bảo bởi một hệ thống đào tạo giáo viên và các chương trình giám sát chất lượng bởi một loạt cơ quan khác nhau của chính phủ.

Trong khi đó, tại buổi họp báo sáng 23/6 về việc chương trình tiếng Anh Cambridge ngưng hoạt động tại các trường học ở TP.HCM, thay vào đó là một chương trình hoàn toàn mới, ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT, đã trả lời về làm việc với DfE như sau: “Việc chuẩn bị thực hiện đề án tích hợp này là từ tháng 12/2011 khi sở làm việc với DfE, chúng tôi muốn có một chương trình tích hợp. Đây là một chương trình mang tính chất tiên tiến, thực hiện chương trình này cũng là mang tính thí điểm, nhằm giúp học sinh tiếp cận chương trình toán, khoa học, tiếng Anh tiên tiến, để có định hướng nghề nghiệp sau này theo sự lựa chọn của các em. Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình, đã nói thí điểm thì sẽ có điểm dừng để đánh giá lại...

Chúng tôi đã chuẩn bị cách đây ba năm chứ không hề gấp gáp. Chúng tôi thực hiện theo cơ chế, có chỉ đạo và phải chờ thời điểm chín muồi. Đây là chương trình của DfE, đã được sự đồng ý của chuyên gia giáo dục Anh. Bộ và sở đều có hội đồng thẩm định và đã làm việc về mặt nội dung tích hợp chương trình. DfE có phối hợp thực hiện chương trình theo bản quyền của họ. Các bằng cấp, chứng chỉ, tài liệu đều được hỗ trợ”.

Khong he co thoa thuan voi Bo Giao duc Anh

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội xác nhận tuyên bố của ông Douglas Barnes

Tài liệu miễn phí

Ngày 28/6, ông Lê Hồng Sơn đã ký công văn số 2135/GDĐT-VP “Về hệ thống đánh giá và đăng ký thi các chứng chỉ quốc tế của chương trình tích hợp” gửi trưởng phòng GD-ĐT các quận huyện. Được đăng công khai trên website của Sở GD-ĐT TP.HCM, văn bản nhằm hướng dẫn quy trình đăng ký kiểm tra các chứng chỉ quốc tế, đối với học sinh tham gia chương trình tích hợp có đính kèm một bản dịch mà Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết để “xác nhận đăng ký của STA đối với đơn vị thực hiện”.

Văn bản “xác nhận” mà sở đính kèm là bản dịch sang tiếng Việt một công văn mà sở nói là của STA gửi EMG Education. Trong văn bản này có nêu EMG Education là “một đơn vị được cấp mã code” bởi STA và được “tiếp cận với chương trình giáo dục quốc gia Anh, cũng như tất cả các tài liệu khảo thí và đánh giá có liên quan”.

Thực tế phóng viên Tuổi Trẻ đã thực hiện truy cập trang web của STA và chỉ sau vài thao tác khai báo thông tin cá nhân thông thường, PV Tuổi Trẻ ngay lập tức có tài khoản để có thể đăng ký mua hoặc tải về tài liệu học hay tài liệu thi một cách dễ dàng.

“Đơn vị được cấp mã code” trong văn bản đính kèm của Sở GD-ĐT TP.HCM - theo một chuyên gia mà Tuổi Trẻ đã liên lạc và nhờ giải thích, thì có thể hiểu đơn giản là một mã khách hàng hơn là chứng thực đây là đơn vị đủ chất lượng để cung cấp chương trình giảng dạy như Sở GD-ĐT TP.HCM hay EMG Education giải thích. Trên trang web của DfE có thể dễ dàng tải về các tài liệu thi cũng như các tài liệu học - như ông Douglas Barnes giải thích là mọi tài liệu đều có thể tiếp cận miễn phí.

Văn bản “xác nhận” mà sở cung cấp cũng chỉ đơn thuần nói các thành viên được đăng ký “được hưởng các lợi ích” từ các dịch vụ và sản phẩm giáo dục mà STA cung cấp chứ không hề khẳng định đây là đơn vị được STA thừa nhận về chất lượng.

Trong phần thông tin về STA trên trang web, STA giải thích họ đơn thuần là cơ quan cung cấp các bài thi để đánh giá chất lượng học sinh từ nhỏ tới giai đoạn 3 ở Anh (hết trung học cơ sở).

STA đồng thời phát triển các bài thi về kỹ năng cho các giáo viên thực tập. Hoạt động của STA đơn thuần là trong lãnh thổ của Anh. Trên trang web của STA không hề nói về việc hợp tác với các tổ chức nước ngoài.

Tối 30/6, ngay sau khi nhận được thông tin từ tổng lãnh sự Anh, Tuổi Trẻ đã liên hệ với bà Nguyễn Phương Lan, phó chủ tịch EMG Education (phụ trách học vụ) - đối tác của Sở GD-ĐT TP.HCM trong việc triển khai thực hiện đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến” (gọi tắt là chương trình tích hợp, dự kiến thí điểm từ năm học 2014-2015).

Qua điện thoại, bà Lan nói chưa nghe và cũng không biết về nội dung thông tin của tổng lãnh sự Anh. Bà cũng khẳng định sẵn sàng trao đổi với Tuổi Trẻ về những thông tin liên quan vào sáng 1/7.

Tiếp đó, Tuổi Trẻ cũng đã gọi điện cho ông Lê Hồng Sơn nhưng không liên hệ được.

Theo THANH TUẤN - VŨ HOÀNG (Tuổi Trẻ)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI