Không để số phận đẩy đưa nữa

22/04/2016 - 16:09

PNO - Người ta nói số phận đẩy đưa, nhưng tôi tin là em muốn làm chủ số phận của mình chứ không để nó đẩy đưa nữa...

Tôi là chủ quán tạp hóa. Vào những ngày lễ, khách mua đông hơn, nhiều người lại cần gói hàng đẹp mắt để làm quà tặng, nên tôi thường nhờ các em sinh viên đến phụ việc. Trong cuốn sổ mua bán của tôi, trang ghi số điện thoại của sinh viên liên tục có số mới vì những em cũ tìm được công việc thích hợp hơn hoặc thu nhập khá hơn thì giới thiệu bạn khác cho tôi. Hôm đó là Huyền.

Tôi thích thuê sinh viên nữ vì sự trẻ trung của họ khiến cửa hàng như tươi sáng hơn, khách cũng có cảm giác món hàng mình mua dễ thương hơn nhờ được gói bằng đôi bàn tay trắng trẻo, tinh khôi. Tôi đã quá quen mắt với cảnh những ngón tay thon mềm đó lướt trên những món hàng mà còn thấy dễ thương nữa là khách hàng.

Nhưng Huyền thì không. Vừa gặp, tôi thất vọng ngay vì Huyền mặc một chiếc áo tối màu và kín mít dù trời không lạnh. Khuôn mặt gầy, hai bàn tay nổi gân xanh. Mái tóc ngắn không được chải chuốt, còn cột túm lại thành cái đuôi ngắn cũn sau gáy. Huyền hoàn toàn không có vẻ là sinh viên đi làm thêm cho vui, đi làm thêm để được tiếp xúc với môi trường mới…

Rõ ràng Huyền là con nhà nghèo đi làm để kiếm tiền và cần một công việc lâu dài hơn là thời vụ như ở quán của tôi. Nhìn cái cách Huyền tranh thủ khi vắng khách lau dọn quầy hàng sạch sẽ, còn sắp xếp những thứ mà khách chọn lựa làm cho bừa bộn, tôi biết Huyền muốn chứng tỏ cho tôi thấy là Huyền biết việc và chịu khó.

Người làm công thích được chủ mời cơm, đỡ tốn tiền, nhưng đến bữa cơm trưa Huyền lại xin phép về nhà. Tôi không hài lòng vì ngày lễ thì khách mua hàng bất kể giờ giấc. Thấy tôi khó chịu, Huyền lúng ta lúng túng. Rồi tôi chợt nhìn thấy ngực áo của Huyền ươn ướt. Ra là Huyền đang cho con bú, hay nói đúng hơn đó là ngày đầu tiên cai sữa. Huyền về là để thay áo và để nặn sữa cho bầu vú đỡ căng nhức.

Khong de so phan day dua nua
Ảnh minh họa - Shutterstock

*

Là do bạn cùng trường đại học với cháu. Cháu có thai bạn ấy không nhận. Ba má cháu ở quê tuyên bố từ con. Bà chủ nhà trọ thông cảm cho cháu ở lại, còn giữ em bé giùm. Sinh em bé được một tuần là cháu đi làm. Cháu làm đủ thứ việc, buổi tối thì dọn dẹp nhà cửa cho bà chủ trừ tiền thuê phòng. Đi làm mà phải xin về giữa giờ cho con bú bất tiện quá nên cháu cai sữa…

Huyền kể bằng giọng khô khốc, chắc là đã hết nước mắt rồi. Hết ngày, tôi trả tiền công gấp đôi và gói theo hộp sữa “Cô gửi quà cho em bé” thì Huyền khóc òa. Chắc lâu rồi Huyền mới khóc được.

*

Tôi tìm được cho Huyền vài việc như dọn nhà theo giờ, phụ bán quán, đóng hàng chở đi giao cho mối lái… Lẽ ra Huyền không phải chạy quanh thay đổi nhiều chỗ làm như vậy, vì ai cũng khen Huyền siêng năng, nhưng người ta không thể đợi vì Huyền hay nghỉ. Con viêm họng, sốt mọc răng, sốt viêm phế quản, ấm đầu trở trời...

Sau mỗi lần nghỉ, Huyền lại phải tìm công việc khác. Không phải ông bà chủ nào cũng rộng rãi nên khi mất những việc được lương cao, Huyền tiếc lắm. Em bé đau ốm Huyền mới đành chịu nghỉ, còn bản thân ho sù sụ Huyền vẫn cắn răng đi làm. Huyền phụ việc ở quán nhậu tới mười hai giờ đêm mới về, sáng sớm năm giờ thì tới quán hủ tíu. Mắt Huyền quầng thâm vì thiếu ngủ, mặt mày hốc hác, hai bàn tay nổi nhiều gân xanh hơn, nhưng dáng vẻ Huyền thì không còn lúng túng và bối rối. Như là Huyền đã quen với hoàn cảnh rồi.

*

Một ngày, tôi bất ngờ nhận tin nhắn của Huyền: “Chào cô, cháu phải đi đây”. Tôi lạnh người, tưởng Huyền khổ quá buông tay.

Tôi đi tới phòng trọ của hai mẹ con, trống rỗng, chỉ còn rơi lại chiếc giày vải của em bé, như vật chứng của một cuộc ra đi vội vã. Bà chủ trọ nói, mấy hôm nay bên nội của em bé tìm đến, thấy em bé giống cha như tạc, họ đòi bế em bé đi nhưng không nhận Huyền là con dâu.

Mỗi lần họ tới, nhìn Huyền rất tội nghiệp, bà mẹ trẻ cô độc chỉ biết cắn răng mím môi nhìn người ta đòi quyền sở hữu đứa con mà mình phải trả giá cả đời… Bà chủ rất lo. Bà chỉ là người bồng ẵm giùm. Lỡ khi Huyền đi làm họ tới đòi bắt đứa nhỏ đi thì bà biết làm sao?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI