Giới chức Mỹ từng bày tỏ quan ngại trước việc một phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dự kiến được đưa ra trong vài tuần tới, có thể khiến Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
"Chúng tôi sẽ không công nhận bất cứ ADIZ nào do Trung Quốc thiết lập", Reuters dẫn lời Feng Shih-kuan, đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết trong một phiên họp của cơ quan lập pháp hòn đảo.
"Trong tương lai, chúng tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc lập ADIZ. Nếu Trung Quốc đang tính toán như vậy thì nó có thể tạo ra đợt căng thẳng mới trong khu vực", theo báo cáo từ cơ quan an ninh đảo Đài Loan trình cơ quan lập pháp.
|
Đài Loan tuyên bố không công nhận ADIZ cuat Trung Quốc |
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến năm 1949. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ lâu vẫn coi đây là một phần lãnh thổ chờ được thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần.
Vậy Đài Loan đã chuẩn bị gì để đối phó với Trung Quốc trên biển Đông? Đài Loan không phải là một nước hùng hậu về về khí quân sự, tuy nhiên dù số lượng nhỏ nhưng chiến hạm nổi có chất lượng rất cao.
1. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Kang Ding
Năm 1996 các nhà thiết kế quân sự hải quân Pháp lần đầu tiên giới thiệu trên thị trường thế giới tàu khu trục hạng nhẹ (frigates) La Fayette.
Chiếc tàu đầu tiên trong lớp tàu này, La Fayette đã gây sự quan tâm đặc biệt do được áp dụng các giải pháp đầu tiên của công nghệ tàng hình.
Những nỗ lực giảm thiểu độ phản xạ hiệu dụng đã đạt kết quả cao, trên màn hình radar chiến hạm có lượng giãn nước 3.600 tấn chỉ cho tín hiệu như một chiếc tàu cá 1.200 tấn. Cự ly phát hiện khinh hạm tên lửa cũng giảm đi rất nhiều nếu so sánh với các chiến hạm tương đương.
|
Chiền hạm Hay King của Đài Loan |
Năng lực tác chiến của khinh hạm khá cao. Tốc độ cực đại của khinh hạm là 25 hải lý/giờ, trang bị các tên lửa chống tàu hạng nhẹ và các tên lửa phòng không tầm gần. Tàu có nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm.
Các chiến hạm ứng dụng công nghệ cao được các nước giàu có quan tâm. Saudi Arabia, Singapore và Đài Loan đã nhập khẩu các tàu chiến quý tộc này.
Tổ hợp tên lửa phòng không Crotale được thay thế bằng tổ hợp tên lửa Mỹ RIM-72C Sea Chaparal. Hệ thống phòng không tầm gần sử dụng các tên lửa AIM-9 Sidewinder với 4 đạn có điều khiển, tầm bắn là 6.000 m, tầm cao diệt mục tiêu từ 15 - 3.000 m.
Tên lửa chống tàu của Pháp Exocet được thay thế bằng tên lửa nội địa Hsiung Feng II có tốc độ 0,85 М, tầm bắn đến 160 km. Tên lửa có đầu tự dẫn radar hồng ngoại kết hợp, cho phép tấn công các mục tiêu trên mặt biển và trên đất liền.
|
Chiền hạm Hay King với những thông số kỹ thuật đáng gờm |
Pháo hạm 100 mm được thay thế bằng pháo tự động của Ý Oto Melara cỡ nòng 76 mm (85 phát/phút, tầm bắn 15 km).
Trên tàu được lắp thêm hai tổ hợp pháo tự động Thụy Điển 40 mm Bofors và hệ thống CIWS Phalanx của Mỹ. Trực thăng theo biên chế Eurocopter Panther được thay thế bằng Sikorsky SH-70 Sea Hawk.
Ngoại trừ điểm yếu về phòng không mà Đài Loan dự kiến sẽ khắc phục vào năm 2017, các hộ tống hạm lớp Kang Ding thực sự là những khinh hạm rất mạnh.
2. Tàu ngầm diesel lớp Hai Shih
Một lực lượng hải quân thứ 3 rất nổi tiếng - không phải vì năng lực tác chiến là tàu ngầm diesel lớp Hai Shih. Đây là những tàu ngầm của Mỹ USS Cutlass và USS Tusk (tàu ngầm tuần dương lớp Balao và Tench).
Những gì mà hải quân Đài Loan đang sử dụng không liên quan nhiều đến các tàu ngầm lớp USS Cutlass và USS Tusk ngoại trừ vỏ ngoài, các bộ phận bên trong đã được hiện đại hóa tuyệt đối.
|
Tàu ngầm diesel Hai Shih tại cảng Đài Loan |
Thực tế hiện nay cả hai chiếc tàu ngầm vẫn có thể lặn với tốc độ cực đại là 17 - 18 hải lý/giờ, cự ly hoạt động vài trăm hải lý.
3. Tàu ngầm lớp Hai Lung (Chien Lung)
Hai Lung (còn gọi là Chien Lung) là lớp tàu ngầm diesel - điện được Hà Lan đóng cho Hải quân Đài Loan vào những năm 1980. Đây là biến thể sửa đổi của tàu ngầm lớp Zwaardvis, dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Barbel của Mỹ.
Barbel (thường được gọi bằng biệt danh “B-Girls”) là lớp tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ diesel - điện cuối cùng của Hải quân Mỹ. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được thiết kế với hình giọt nước tiên tiến, mẫu mực của các tàu ngầm tấn công hiện đại và cũng là người đi tiên phong trong việc bố trí “Trung tâm tấn công” bên trong thân tàu thay vì tháp chỉ huy.
|
Tàu ngầm hai lớp Hai Lung |
Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu ngầm lớp Zwaardvis: Lượng giãn nước 2.408 tấn khi nổi, 2.640 tấn khi lặn (con số này trên tàu ngầm Hai Lung là 2.376 và 2.660 tấn); dài 66,9 m; rộng 8.4 m; mớn nước 7,1 m khi nổi (6,7 m trên Hai Lung). Hệ thống động lực của tàu gồm 3 động cơ diesel 4.200 mã lực (3.100 kW) và 1 động cơ điện công suất 5.100 mã lực (3.800 kW) cho tốc độ tối đa 13 hải lý/h khi nổi và 20 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 10.000 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h; độ sâu lặn tối đa 220 m (lên đến 300 m ở Hai Lung); thủy thủ đoàn 67 người trong đó có 8 sĩ quan.
Ngoài 3 lực lượng tác chiến có ấn tượng đặc biệt, Hải quân Đài Loan còn sở hữu 16 khinh hạm đa nhiệm, 8 chiếc Oliver H. Perry được đóng theo giấy phép và 8 khinh hạm Knox mua từ biên chế của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra còn có tàu đổ bộ trực thăng hạng nặng Ankordzh, 2 tàu đổ bộ lớp Newport, 10 tàu quét mìn và 40 tàu tuần biển tên lửa hạng nhẹ.
Trong biên chế Hải quân còn có trực thăng chống ngầm Sea Hawk máy bay trực thăng tuần biển hạng nhẹ Hughes 500MD - tổng số khoảng 30 chiếc.
Đài Loan có máy bay chống ngầm và cứu hộ S-2T Turbo Trekker - 26 chiếc, một nửa số đó còn khả năng hoạt động. Các máy bay này dần được thay thế bằng P-3C Orion, những chiếc máy bay đầu tiên trong số 12 chiếc đang được đưa về Đài Loan vào tháng 11/ 2013.
Thực tế cho thấy, sức mạnh Hải quân Đài Loan chủ yếu dựa vào các chiến hạm nổi, tham gia các sứ mệnh trên biển và bảo vệ lợi ích trên các vùng nước biển Đông Nnhững sự kiện nóng bỏng ít thấy sự hiện diện của hải quân, nhưng trong những đòi hỏi chủ quyền biển vẫn có bóng dáng của Đài Loan.
Có thể thấy, với những tàu chiến hạm, chiến đấu cơ hùng hậu như thế này, nếu xảy ra giao tranh với Trung Quốc, Đài Loan hoàn toàn có khả năng giành được thế chủ động. Đây cũng là cơ sở vững chắc để Đài Loan thể hiện thái độ kiên quyết của mình đối với Bắc Kinh cũng như thẳng thừng không công nhận ADIZ của nước này.
Khánh Ly