Hôm qua, thủ tướng Anh Theresa May đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giữ vững việc gây áp lực cũng như các lệnh trừng phạt với Nga về những chính sách của nước này ở mặt trận Syria.
Bà chỉ trích rằng việc Moskova ném bom vào dân thường ở Syria là không thể chấp nhận được và không thể tha thứ. Bà cũng lo ngại những chính sách cứng rắn của Nga ở mặt trận này sẽ gây nên nhiều tổn thất và làm tình hình thêm hỗn loạn. Chính vì thế bà kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt để tăng áp lực lên điện Kremlin buộc quốc gia này từ bỏ những chính sách nói trên.
|
Không chỉ bà Merkel, Thủ tướng Anh cũng trở thành Hillary thứ 2 chống lại chính sách thân Nga của ông Trump. |
Trước đó, vào tháng Mười, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cảnh báo Nga nó có thể phải đối mặt với những lệnh cấm vận mới vì nước này bị cáo buộc ném bom vào dân thường tại thành phố Syria bắc Aleppo, nơi đang bị chiếm đóng giữa quân chính phủ và phiến quân đối lập.
Tuyên bố này của bà Theresa May đưa ra trong bối cảnh các nước châu Âu đang có xu hướng "thân Nga" theo chính sách của ông Donald Trump kể từ khi ông đắc cử Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ngay sau khi ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, nhiều nhà lãnh đọa của châu Âu đã tở ra vui mừng vì quan hệ của khối này và Nga sẽ được cải thiện.
Thậm chí, một số nhà lãnh đạo của các nước thành viên đã lên sẵn kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Moskova ngay cả khi ông Trump chưa chính thức nhậm chức.
Cụ thể, hãng RIA Novosti dẫn lời nghị sĩ Aldo Carcassi cho biết Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện của Nghị viện Liên bang Bỉ đang cân nhắc thời gian để xem xét dự thảo nghị quyết kêu gọi chính quyền nước này bãi bỏ các lệnh trừng phạt của EU chống lại Nga.
Người phát ngôn của cơ quan này thông báo: "Tôi đã yêu cầu gửi các văn bản thảo luận và đang chờ đợi thời gian xem xét".
Nghị sĩ của Đảng Nhân dân đối lập Parti Populaire này cho hay: "Chúng tôi đã làm điều đúng đắn (yêu cầu gửi văn bản thảo luận), bởi việc đắc cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump có thể thay đổi một phần không nhỏ tình hình (biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga) trong tương lai".
|
Từ khi ông Trump đắc cử châu Âu có xu hướng thân Nga |
Thậm chí, lãnh đạo quốc gia Đảng Mặt trận Pháp bà Marine Le Pen còn kêu gọi toàn châu Âu hợp tác cùng phát triển với Moskova. Bà khen ngợi ông Putin về những chính sách đúng đắn, về mục tiêu ông ấy đề ra và về cả việc ông ấy bảo vệ đất nước mình.
Hơn nữa, thượng nghị sĩ khác ở Pháp ông Yves Pozzo di Borgo cũng bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối với tân Tổng thống Mỹ. Ông cho rằng chiến thắng của ông Donald Trump sẽ giúp tình hình quan hệ Nga - Mỹ được cải thiện rõ ràng và đi cùng với đó các cuộc khủng hoảng ở Syria, Ukraine,... sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, ngoài ông Trump, châu Âu đã có thêm 2 nhà lãnh đạo thân Nga khác lên nắm quyền. Bầu cử tổng thống tại Moldova đem lại thắng lợi cho nhân vật thân Nga, ông Igor Dodon, cùng lúc ông Rumen Radev thắng cử ở Bulgaria, cũng là một người có chủ chương muốn bắt tay với Moskova, đang tạo ra phản ứng từ các báo châu Âu. Dư luận báo chí Nga đang hồ hởi vì có 3 vị tổng thống thân Nga mới đắc cử.
Tổng thống đắc cử Bulgaria Rumen Radev nguyên là Thiếu tướng không quân, được đào tạo khá bài bản ở Mỹ sau 2 khóa học.
Ông được cho là "thân Nga" một cách khá hình thức, khi là ứng viên đại diện cho 2 đảng đối lập với đảng cầm quyền cũ - đảng "Công dân vì sự phát triển châu Âu Bulgaria" có lập trường hướng tới châu Âu và NATO.
Còn tổng thống mới đắc cử của Moldova Igor Dodon nguyên là một đảng viên Cộng sản, từng giữ chức Phó Thủ tướng dưới chính quyền cựu tổng thống Vladimir Voronin.
Tổng thống Moldova Vladimir Voronin (thời kỳ 2001-2009) cũng từng được coi là "thân Nga", dưới sự điều hành của ông, Moldova đã thường xuyên có những chính sách hợp tác và cùng phát triển với nhau.
Như vậy, có thể thấy khi nhìn vào cục diện Châu Âu dường như khối này đang có xu hướng nghiêng về Moskova một cách rõ rệt. Phe chống Nga đang yếu thế vì sự ra đi của Tổng thống Obama. Trước khi chuyển giao quyền lực, ông Obama cũng cố gắng bảo vệ những di sản của mình đến cùng bằng cách giao trọng trách nặng nề này lên vai bà Merkel, người được mệnh danh là "chiến binh cuối cùng" chống Nga của châu Âu.
Sau thất bại của bà Hillary Clinton và sự ra đi của ông Barack Obama, bà Merkel đang quyết tâm trở thành "Hillary Clinton thứ hai" chiến đấu lại những chính sách đổi mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thủ tướng Đức Angela Merkel chính thức tuyên bố sẽ tranh cử nhiệm kỳ 4 sau khi ngồi trên chiếc ghế quyền lực này 11 năm, lèo lái nước Đức ổn định giữa bao bất ổn của châu Âu và thế giới.
Tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ 4 của bà Merkel được đưa ra ngày 20.11, tại cuộc họp đảng Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) cầm quyền. Thủ tướng Merkel dù bản lĩnh nhưng vẫn dự đoán đây sẽ là chiến dịch tranh cử khó khăn nhất của bà, cam kết sẽ “chiến đấu vì giá trị và lối sống của chúng ta”.
Trong bối cảnh châu Âu đang chia rẽ nghiêm trọng, ông Donald Trump sắp cầm quyền ở Mỹ và một loạt thách thức khác mà nước Đức sẽ phải đối mặt, Merkel vẫn cứ là cột trụ vững vàng.
Trong lời chúc mừng gửi đến Tổng thống đắc cử Donald Trump, bà Merkel đã có một thông điệp rất đáng chú ý. Bà nhắc nhở ông Trump về nhân phẩm, tôn trọng các sắc dân thiểu số và những giá trị tương tự, đồng thời cho biết chính phủ của bà sẽ vui mừng hợp tác với Tổng thống mới của Mỹ trên cơ sở những giá trị đó.
Tuy nhiên, sau lời kêu gọi của bà Theresa May có thể thấy dù Anh Quốc đã "chấm dứt" với khối EU nhưng quốc gia này vẫn là một phần của châu Âu - điều này không thể thay đổi. Chính bởi vậy bà cũng sẵn sàng trở thành Hillary Clinton tiếp theo, trở thành người bạn đồng hành của bà Merkel để chống lại chính sách "biến cả châu Âu thành bạn của Nga" của ông Donald Trump.
Tiêu Giao (Theo Sputnik)